Home


 

 

Tai Biến Mạch Máu Năo

hay Bệnh Đột Quỵ

 

 
 

BS. Nguyễn Quang Tuấn

Tai biến mạch máu năo (TBMMN) là một thuật ngữ chung để chỉ các bệnh nhồi máu năo (do tắc mạch năo) và chảy máu năo (do xuất huyết năo). Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do vữa xơ động mạch và tăng huyết áp. Đôi khi do các cục huyết khối từ nơi khác gây thuyên tắc động mạch năo như huyết khối trong tâm nhĩ, tâm thất hay gặp ở những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), nhồi máu cơ tim, suy tim nặng, bệnh van tim... Việc pḥng ngừa bệnh phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ của mỗi người.

Những ai có nguy cơ bị TBMMN?

 

Chảy máu năo. 
TBMMN là t́nh trạng một phần năo bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi do tắc hoặc vỡ mạch máu năo. Khi thiếu máu lên năo, các tế bào năo sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vài phút. Hậu quả là các vùng cơ thể do phần năo đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt, tê, mất cảm giác nửa người, không nói được hoặc hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng có thể bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không c̣n khả năng lao động, khó hoà nhập cuộc sống b́nh thường.

TBMMN xuất hiện do ḷng động mạch máu nuôi năo bị tắc do mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch dày lên dần, làm hẹp ḷng mạch; Xuất hiện cục máu đông di chuyển từ tim do tim bị bệnh loạn nhịp hoặc bệnh hẹp - hở van tim khiến máu ứ lại, đóng thành cục máu đông trong tim, sau đó chảy lên năo làm kẹt lại gây tắc mạch máu năo; Xuất huyết năo (mạch máu bị vỡ làm chảy máu, chèn ép năo bộ) và xuất huyết khoang dưới nhện (mạch máu bị ph́nh rồi vỡ ra làm máu chảy vào khoang trống bao quanh năo).

Người có nguy cơ TBMMN cao là người trên 55 tuổi, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, các bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, béo ph́- thừa cân, lười vận động và bị stress nặng hay thường xuyên.

Pḥng ngừa bệnh như thế nào?

Mặc dù TBMMN là bệnh nguy hiểm song hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ bệnh nếu biết cách pḥng ngừa, đó là:

Liệu pháp thay đổi lối sống (thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực) là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch nói chung và tai biến mạch máu năo nói riêng. Liệu pháp thay đổi lối sống bao gồm: Cai thuốc lá; có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm giàu calo, liệu pháp dinh dưỡng c̣n nhằm làm giảm lượng lipid máu, giảm huyết áp và giảm đường máu nếu bệnh nhân bị đái tháo đường; Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện t́nh trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo ph́ và tăng huyết áp.

Sơ đồ mạch máu năo.

Pḥng ngừa t́nh trạng đông máu bằng thuốc: T́nh trạng tăng đông có thể ảnh hưởng đến bệnh lư tim mạch. Điều trị bằng aspirin có lợi trong pḥng ngừa tiên phát và thứ phát cho các bệnh nhân bị nhồi máu năo. Liều điều trị nên lựa chọn là liều có hiệu quả cao nhất với tác dụng phụ ít nhất. Các bệnh nhân có nguy cơ cao hay những người có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, đột quỵ hay bệnh mạch máu ngoại biên) nên được điều trị bằng aspirin 75-100 mg/ngày. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với aspirin, các thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu khác như clopidogrel 75mg/ngày có thể được dùng thay thế ở các bệnh nhân có nguy cơ cao.

Điều trị rối loạn lipid máu: Những người trên 45 tuổi cần được kiểm tra lipid máu định kỳ, bao gồm cholesterol toàn phần, LDL-C, triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10-12 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng lipid máu 6-12 tháng/lần. Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu là LDL-C dưới 2,6 mmol/l (100mg/dl), triglycerid dưới 2,3 mmol/l (200 mg/dl) và HDL-C bằng hoặc trên 1,0mmol/l (40mg/dl). Tuy nhiên, cần cân nhắc giữa lợi ích và giá thành, cũng như các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc liều cao. Điều trị bằng thuốc phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống. Liều thuốc được tăng dần đến khi đạt được nồng độ LDL-C mục tiêu.

Kiểm soát trị số huyết áp: Tăng huyết áp rất hay gặp ở người có tuổi. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bị các biến chứng tim mạch (đột quỵ, bệnh động mạch vành và mạch máu ngoại biên). Mục tiêu điều trị nhằm đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg. Thay đổi lối sống và dùng thuốc được áp dụng cho các bệnh nhân có huyết áp trên 140/90mmHg. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc quan trọng nhất trong điều trị tăng huyết áp là đạt được trị số huyết áp mục tiêu. Nguyên tắc sử dụng thuốc hạ áp là nên bắt đầu với một thuốc liều thấp hoặc phối hợp các nhóm thuốc với liều thấp để vừa đạt được hiệu quả điều trị vừa làm giảm tác dụng phụ.

Lưu ư: Trong mùa hè, thời tiết nắng nóng sẽ là yếu tố làm gia tăng các ca TBMMN, v́ vậy những bệnh nhân đă từng bị TBMMN và những người có nguy cơ phải đặc biệt chú ư đến các biện pháp pḥng bệnh, tránh hoạt động quá sức và có chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi... phù hợp với sức khỏe.

 

Tai biến mạch máu năo


BS Trần Đ́nh Hoàng

 
 
Hỏi: Tai Biến Mạch Máu Năo (TBMMN) là bệnh ǵ?
Đáp: TBMMN tiếng Anh gọi là stroke hay cerebrovascular accident (CVA) xảy ra lúc mạch máu đem dưỡng khí và chất dinh dưỡng đến nuôi năo bị vỡ ra hay nghẽn lại. Lúc năo thiếu máu như vậy, dưỡng khí sẽ bị thiếu và tế bào năo sẽ chết đi.
Hỏi: Bệnh TBMMN có thường xảy ra không?
Đáp: Hàng năm tại Hoa Kỳ có khoảng 730,000 trường hợp mới của bệnh TBMMN. Theo thống kê năm 2000 ở Úc, mỗi năm có 12,000 người chết v́ bệnh TBMMN so với 24,000 người chết v́ bệnh tim. Càng lớn tuổi càng dễ bị TBMMN. Trên thế giới từ thập niên 70s, số tử vong do TBMMN giảm xuống c̣n 7% mỗi năm nhờ sự hữu hiệu của việc điều trị bệnh cao huyết áp.
Hỏi: Có dễ bị TBMMN lần thứ hai không?
Đáp: Rất dễ bị TBMMN lần thứ hai. Trong ṿng 5 năm kể từ lần bị đầu tiên có từ 1/3 đến Ỏ số người sống sót sẽ bị TBMMN lần thứ hai. Có nghĩa là 34% đến 50% (hay 1 trong 2 hay 3 người sẽ bị TBMMN lần thứ  hai).
Hỏi: Bệnh TBMMN được phân loại như thế nào?
Đáp: Bệnh TBMMN đuợc chia thành nhiều loại chính dựa trên sự hư hại của mạch máu: mạch máu bị nghẽn hay mạch bị vỡ làm chảy máu trong đầu. V́ mỗi loại TBMMN có cách điều trị khác nhau cho nên các BS cần định bệnh sớm và xác định loại nào và nơi hư hại một cách chính xác. Loại nghẽn mạch máu gây ra sự thiếu máu đến năo (tiếng Anh gọi là ischemic stroke) có thể do máu đông tại chỗ "thrombotic stroke" hay bị nghẽn v́ cục máu chuyển đi từ nơi khác trong thân thể "embolic stroke"
 53% TBMMN thuộc loại thrombotic stroke
 31% thuộc loại embolic stroke
 13% do chảy máu trong sọ
 6% do chảy máu dưới màng nhện trong vỏ năo.
Hỏi: Có bệnh nào gây ra chảy máu trong TBMMN?
Đáp: Mạch máu bị vỡ làm cho thiếu máu ở vùng năo sau nơi vỡ và các tế bào năo bị chết đi. Ngoài ra, máu chảy ra đông lại thành cục có thể đẩy lệch các cơ cấu của năo và làm hư hại các chức năng của năo bộ. Có 2 loại chảy máu trong đầu: một là chảy máu dưới màng nhện; hai là chảy máu trong sọ. Loại chảy máu dưới màng nhện có thể do bệnh mạch lựu (nở động mạch- aneurysm) hay do tật động tĩnh mạch bẩm sinh - arteriovenous malformations (AVM).
Hỏi: Xin mô tả các triệu chứng báo hiệu bệnh TBMMN
Đáp: BS của quí vị có thể t́m thấy các dấu hiệu cho thấy quí vị dễ bị TBMMN. Quí vị cũng có thể được báo hiệu bởi các triệu chứng của bệnh TBMMN như sau:
 1. tự nhiên thấy yếu, tê rần hay liệt tay chân hay mặt nhất là nếu bị một phiá của thân thể
 2. mất khả năng nói hay khó nói hay không hiểu ngôn ngữ
 3. đột nhiên mất thị giác nhất là ở một mắt.
 4. đột nhiên nhức đầu dữ dội không có nguyên nhân
 5. đột nhiên chóng mặt, mất thăng bằng.
Hỏi: Thế nào là cơn thiếu máu tạm thời (TIA: transient ischemic attack)?
Đáp: Khoảng 1/3 các trường hợp TBMMN được báo hiệu trước bằng cơn thiếu máu tạm thời, tiếng Anh gọi tắt là TIA (Transient Ischemic Attack). TIA có thể xảy ra trước TBMMN vài ngày, vài tuần hay vài tháng. TIA xảy ra do sự tạm thời ngưng cung cấp máu lên năo. Triệu chứng thường ngắn hạn từ vài phút đến vài giờ. Chẳng hạn quí vị đột nhiên thấy yếu tay hay yếu chân rồi tự nhiên triệu chứng biến mất. Đó là triệu chứng báo hiệu quan trọng, quí vị phải đi khám BS ngay.
Hỏi: Có liên hệ ǵ giữa thuốc ngừa thai và bệnh TBMMN?
Đáp: Thuốc ngừa thai đặc biệt là loại chứa nhiều estrogen làm tăng gia hiểm nguy đông máu có thể gây ra bệnh TBMMN, nhất là ở phụ nữ trên 30 tuổi.
Hỏi: Các yếu tố gây bệnh TBMMN?
Đáp: Có nhiều yếu tố gây hiểm nguy của bệnh TBMMN như: tuổi tác, tính phái, sắc dân và bệnh sử gia đ́nh.
Càng lớn tuổi càng dễ bị TBMMN; 2/3 các trường hợp xảy ra ở người trên 65 tuổi. Bệnh TBMMN xảy ra ở đàn ông 25% nhiều hơn đàn bà. Người Mỹ da đen bị TBMMN nhiều hơn người da trắng.
Ngoài ra cũng có nhiều yếu tố có thể thay đổi được trong việc gây bệnh TBMMN như chữa trị bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, không hút thuốc lá, giữ cho người không quá mập, tăng gia thể dục thể thao, ăn uống điều độ, giảm cholesterol hay tránh thuốc ngừa thai ở phụ nữ dễ bị đông máu.
Hỏi: Các phương pháp mới để định bệnh TBMMN?
Đáp: Trong bệnh TBMMN, định bệnh sớm và chính xác rất quan trọng. Các phương cách định bệnh hiện đại sau đây được dùng để định bệnh TBMMN:
1. h́nh cắt lát CT scan là phương cách đầu tiên cho người bệnh ở pḥng cấp cứu. CT scan giúp phân biệt nhanh chóng loại TBMMN do nghẽn mạch hay do chảy máu.
2. H́nh MRI giúp xác định chính xác vị trí hư hại trong bệnh TBMMN. H́nh rất bén nhậy cho nên thường dùng trong các bệnh TBMMN do các mạch nhỏ
3. MRA, để t́m xem nơi chảy máu và phân loại 4. Transcranial Dopler 5. Carotid Duplex Scanning để xem động mạch ở cổ có bị nghẽn không
6. Xenon CT scan dùng để đo lưu lượng máu trong năo
7. Radionuclide SPECT Scanning dùng chất phóng xạ để đo lưu lượng máu trong năo.
8. H́nh chụp mạch máu năo có thể cho biết t́nh trạng của các mạch máu năo.
 

 


| Trang Y Học |

© 2007 hatcat79.com. All Rights Reserved.