Rau quả
đắng chát rất có lợi cho sức khoẻ
Có nhiều thứ rau
quả đắng chát ở thôn quê có giá trị dinh
dưỡng và pḥng chống bệnh tật cao.
Ổi: Thường ăn quả của các
giống ổi từ các loài: Xá lị (Psidium guajava) và
Sẻ (Psidium littorale Raddi). Ngày nay đă có nhiều giống
đa bội thể cho trái to trên dưới 1kg, thịt
ngọt với ruột đỏ, ruột vàng và ruột
trắng. Quả ổi chứa nhiều vitamin C (486mg/100g),
chất chát pectin. Lá ổi chứa 0,31% tinh dầu,
B-sitsterol, axit maslinic, axit guijavalic, 7- 10% tanin pyrogalic và
khoảng 3% nhựa chất pectin. Quả ổi c̣n xanh
ăn có vị chát sít, làm săn niêm mạc dạ dày và
ruột, giảm tiết dịch vị và dịch ruột,
giảm nhu động ruột. Trái lại ăn quả
ổi chín có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Các món ăn có
ổi non ăn dễ tiêu, chắc ruột, giúp cân bằng
dinh dưỡng, giảm hấp thu mỡ,
đường, chống béo ph́.
Bần: Là cây rừng mọc hoang dại ở vùng
cửa sông hoặc được trồng. Quả của
bần đĩa (Sonneratia caseolaris) và bần ổi (Sonneratia
griffithii), ăn được, chứa nhiều chất
archin và archinin. Quả bần đĩa được dùng
ăn tươi, làm rau sống và nấu canh cá. Quả
bần ổi chua nhiều, chát ít c̣n dùng thay me để
nấu canh chua. Dân miệt rẫy thường thái
miếng mỏng kẹp thịt luộc, hay ăn với
các loại rau vườn khác như đọt mọt,
đọt xoài, đọt nghệ, lá chùm ruột, rau càng
cua, rau đăng đất. Chất chát của quả
bần làm chắc thành mạch và làm lành các vết loét
dạ dày, giảm hấp thu đường, mỡ, có tác
dụng hạ huyết áp. Người ta c̣n dùng
nước quả bần đĩa lên men uống chữa
bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.
Chuối: Thường gặp là chuối sứ c̣n
gọi là chuối tây (Musa paradisiaca), chuối già hay
chuối tiêu (Musa sapientum), chuối già lùn đột
biến (Musa nanh), chuối bom (Fjgue pommẹ), chuối cao
c̣n gọi là chuối ngự (Musa chinensis), chuối sáp (Musa
comiculata). Quả chuối là thức ăn dễ tiêu:
cứ 1g cho 1 calori. Quả chuối xanh chứa 10% tinh
bột, khi chín c̣n 1,2% tinh bột nhưng có đến 16-20%
đường mật, protit 1,32%, lipit 0,5%, ngoài ra c̣n có
canxi 8mg/kg, ka-li 28mg/kg, sắt, ma giê, kẽm, lưu
huỳnh, phốt pho, caroten cùng các vitamin C, B1, B2, PP... Trong
quả chuối có nhiều hoạt chất sinh học quư:
serotonin, norepinephrin. Đặc biệt có các hoạt
chất giúp co giăn thành mạch là dopamin và catecholamin. Nếu
ăn chuối thường xuyên, nhất là chuối sứ
xanh, các hoạt chất đó được cung cấp
từ từ nên không bị cao huyết áp cấp thời,
lại có tác dụng phục hồi, chống xơ vữa
thành mạch (trong y học, người ta lợi dụng
dopamin và catecholamin dùng tiêm chích liều cao để nâng cao
huyết áp đối với các bệnh nhân hạ
huyết áp). Hoa chuối có tryptophan và các hợp chất
indol. Ăn chuối chín có tác dụng nhuận tràng,
chống táo bón và làm dịu thần kinh, kích thích lên da non cho
các vết loét dạ dày và ruột rất tốt với
bệnh nhân viêm loét dạ dày và ruột kết, nhưng
chuối chín không thích hợp cho người bệnh
tiểu đường (do chứa nhiều cacbon hydrat).
Ăn quả chuối xanh giảm kích thích thần kinh, giúp
phát triển màng nhầy, tạo thêm được các
tế bào tiết chất nhầy giúp pḥng tránh các bệnh
viêm loét dạ dày - tá tràng. Nếu ăn cơm với
quả chuối xanh thường xuyên sẽ tránh
được đau dạ dày. Lơi chuối non, hoa
chuối và quả chuối chát (quả chuối hột c̣n
non) thái mỏng ăn như rau sống, có tác dụng
chống bệnh táo bón, bệnh béo ph́, có tác dụng làm se
cứng các vết loét dạ dày, giúp cân bằng dinh
dưỡng, giảm hấp thu đường và lipit.
Trâm: Cho quả ăn ngon là trâm mốc (Syzygium
cumini). Quả chín có vị ngọt chát giàu vitamin C, ăn
giúp tiêu hóa tốt, hạ thấp đường huyết,
trị tiêu chảy, giảm kích thích thần kinh dạ dày
và thần kinh trung ương, hạn chế tiết
dịch vị, chữa ợ chua, viêm dạ dày. Lá trâm
mốc chứa nhiều tanin dễ tiêu và được
dùng nấu nước uống như trà có lợi cho
bệnh nhân tiểu đường.
Mận và Lư: Mận, roi (Syzygium semarangense) cho trái chua
ngọt, ăn giải khát. Có nhiều loài cho trái nhỏ khá
chát, có lợi ích cho đường tiêu hóa, hạn chế
hấp thu mỡ. Loài Lư (Syzygium jambos) cho trái ăn thơm,
có vị chát tốt cho gân cốt, giúp phục hồi gan.
Cà na: Là loại cây rừng có khoảng 600 loài.
Nhiều loài cũng được trồng để khai
thác: cà na nhọn (Canarium Subulatum) rất chát, cây bụi
mọc ven sông rạch đồng bằng sông Cửu Long,
rừng Sát Cần Giờ. Cà na bầu có nhiều ven sông
rạch tỉnh Tiền Giang, trám đen (Canarium nigrum) và trám
trắng (Canarium album) mọc ven sông suối tỉnh Đác
Lắc. Trong quả trám có 12% protit, 1% chất béo, 12% hydrat
cacbon, 0,2% canxi, nhiều phốt phát, sắt và vitamin C (21mg/
100g). Quả trám ăn bùi có vị chua ngọt ăn ít chát.
Trái cà na nhọn và cà na bầu ăn có vị chua, chát sít do
chứa nhiều tecpinen và chất tecpineol. Quả của
các loài cà na ăn tốt có tính ôn ḥa, không độc,
tốt cho yết hầu, sinh tân dịch, chống viêm
hầu họng. Ngoài ra c̣n có tính giải độc rượu
và cá nóc, có thể ăn sống hoặc qua chế biến
như luộc, sên đường, ướp muối, giúp
ổn định thần kinh, chống stress. Nếu ăn
thường xuyên sẽ giảm bệnh béo ph́. Những
người gầy yếu, huyết áp thấp, suy dinh
dưỡng không nên dùng do hạn chế hấp thu chất
đường và bột.
Bồ quân: Thường có 3 loại được
ưa chuộng: bồ quân lá nhỏ (Flacourtia jangomas)
gặp khá phổ biến từ Huế vào Nam. Bồ quân lá
to (Flacourtia rukkam) trồng khá nhiều ở Long Khánh cho
đến Tiền Giang, và bồ quân Ân (Flacourtia indica),
chỉ gặp ở vùng khô hạn từ Nha Trang vào
đến Phan Rang. Quả bồ quân thường có
nhiều vào mùa hè. Quả ăn có vị ngọt, chua, chát
(trước khi ăn nên ṿ mềm, chất chát sẽ
quyện vào thịt quả và ăn sẽ không thấy chát
sít. Bồ quân là thứ quả quư có tác dụng làm se niêm
mạc dạ dày và ruột, làm giảm tiết dịch
vị, tốt cho gan mật (tiết nhiều mật, pḥng
tránh bệnh viêm mật và sỏi mật), sạch khí
huyết. Ăn nhiều gây nhuận trường nhẹ
(phụ nữ mang thai không được dùng, dễ
bị sẩy thai).
Chùm ruột: Có giống ngọt và
giống chua từ cùng loài chùm ruột (Phyllanthus acidus).
Quả chùm ruột chứa 6-7% gluxit, 1,7% axit axetic, 0,6-6,7%
lipit và nhiều vitamin C, tương đương với
bưởi và chanh (khoảng 40mg/100g) Quả chùm ruột có
thể ăn sống, nấu canh chua hoặc sên
đường, tác dụng làm mát, giải nhiệt,
chữa bệnh nhức đầu. Lá non ăn có vị
chua chát sít thường ăn với nem, thịt mỡ, có
tác dụng cân bằng dinh dưỡng, giảm hấp thu
mỡ. Dùng lá non để ủ mắm tép, nem chống
được meo mốc. Chú ư rễ chùm ruột có
độc, khi bị ngộ độc có những
triệu chứng nhức đầu, đau bụng,
nếu nặng có thể dẫn đến tử vong, không
nên lấy cành chùm ruột xuyên cá thịt để
nướng trên lửa.
Sung: Có thể ăn quả già và lá non của
một vài loài sung: Sung thường (Fucus racemosa), sung
thằn lằn (Ficus Pumila) và vả (Fucus Caric). Quả
giả và lá của chúng c̣n non chứa nhiều mủ chát,
trong đó có khoảng 50% chất lisozim. Đó là một
hoạt chất sinh học có tác dụng sát khuẩn. Sung
thằn lằn cho quả to, bầu tṛn, có đường
kính 3-3,5cm. Quả sung thằn lằn có h́nh tháp nhọn
vuông, cạnh dài đến 5cm. Quả giả non của các
loài trên ăn được như chuối chát hoặc
trộn rau sống hoặc muối, thường
để ăn với mắm nêm và thịt luộc, có tác
dụng cân bằng dinh dưỡng, giảm hấp thu
mỡ, làm chắc ruột. Quả sung chín ăn vị
ngọt có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Lá sung non ăn
như rau sống có vị chát, gây lợi sữa. Lá và dây
của sung thằn lằn là vị thuốc trị di tinh,
cường dương. Nên thu lấy thân dây già chặt
khúc nấu nước uống thường xuyên sẽ giúp
ăn ngon, ổn định thần kinh, giúp ngủ
tốt.
Phần lớn các loại rau quả đắng chát là cây
rừng hoặc cây nhà lá vườn, nhưng hoàn toàn xanh
sạch, ăn sẽ có lợi cho cơ thể, hạn
chế và chữa được nhiều bệnh tật.