Khi bị chảy máu cam, bạn có thể khắc phục
bằng cách giã rau ngót, thêm nước và ít đường để uống, bã gói vào vải đặt
lên mũi.
Rau ngót còn có tên bồ
ngót, bù ngót, bồ ngọt, bồng ngọt. Để làm thuốc, dùng cây từ 2 năm tuổi
trở lên.
Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín
sẽ bớt lạnh), vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng
tiết nước bọt, hoạt huyết, hóa ứ, bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát
khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rau ngót là thang thuốc vừa chữa bệnh vừa bồi
bổ, vừa nâng đỡ chính khí vừa trừ tà khí, tăng sức đề kháng của cơ thể...
Ngoài nhiều vitamin và khoáng, rau ngót rất
giàu đạm nên nó được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những
rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Nó rất tốt cho
người cần giảm cân hay đường huyết cao.
Ngoài ra, rau ngót là một loại thực vật hiếm
hoi chứa vitamin K, một chất giúp giảm nguy cơ gãy xương ở người già. Nó
cũng có nhiều papaverin - chất mà từ trước chỉ tìm thấy trong cây thuốc
phiện, giúp giảm cơn đau phủ tạng, hạ huyết áp và gây cương cứng dương
vật.
Một số bài thuốc
Trẻ ra mồ hôi trộm, người luôn nóng, lấy rau
ngót 30 g, rau bầu đất 30 g, nấu canh với bầu dục lợn để ăn.
Trẻ tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ
bú: Nước ép rau ngót tươi bôi lên
lưỡi tổn thương. Có thể hòa mật ong.
Sót rau sau đẻ, nạo hút thai:
Cho sản phụ uống một bát nước rau ngót tươi.
Bồi dưỡng sau đẻ:
Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi
hay nấu canh rau ngót với trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả... nhưng với
thịt lợn nạc thì yên tâm hơn đối với sức khỏe của sản phụ đang cho con bú.
Canh giải nhiệt mùa hè:
Rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Sự
phối hợp này lạnh, nên cho thêm lát gừng hoặc nên kiêng với người hư hàn.
Chữa nhức trong xương (không phải sưng
đau khớp): Nấu rau ngót với xương lợn để ăn.
Giải độc rượu:
Uống nước rau ngót sống.
-------------------
Tên khoa học:
Sauropus androgynus (L) Merr., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tên khác:
Bồ ngót – Bù ngót – Hắc
diện thần (Trung Quốc).
Bộ phận dùng:
Lá của cây rau ngót. (Folium Sauropi).
Mô tả cây:
Cây nhỏ, cao tới 1,5 – 2m, thân nhẵn, nhiều cành, mọc thẳng – Vỏ thân
xanh, lục, rồi nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4 – 5cm, cuống ngắn có 2 lá
kèm nhỏ. Phiến lá nguyên hình trứng dài hoặc bầu dục, mép nguyên. Hoa
đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả nang hình
cầu, hạt có vân nhỏ. Rau ngót có ở nhiều nơi trong nước ta. Có thể mọc
hoang hay trồng ở quanh bờ ao.
Thu hái chế biến:
Hái lá tươi dùng ngay. Thường hay chọn những cây trẻ 2 tuổi trở lên để
làm thuốc.
Thành phần hóa học:
Mới biết rau ngót chứa 5,3p100 protid, 3,4100 glucid, 2,4100 tro trong
đó có calci 16mgp.100, phospho 64,5mgp.100, Vitamin C 185mgp.100. Rau có
nhiều acid amin, 100g rau có: lysin 0,16g, methionin 0,13g, tryptophan
0,05g, phenylanalin 0,25g, treonin 0,34g, valin 0,17g, leucin 0,24g và
isoleucin 0,17g.
Công dụng:
thường dùng lấy lá nấu canh. Dùng lá chữa sót nhau và đánh tưa lưỡi trẻ
sơ sinh.
Chữa sót nhau: Lấy 400g lá
tươi rửa sạch, giã nát, thêm nước đun sôi để nguội vào, vắt lấy 100ml,
chia làm 2 lần mà uống. Mỗi lần uống cách nhau 10 phút (có người chỉ giã
nhỏ đắp vào gan bàn chân).
Chữa tưa lưỡi: Lấy 10g lá
tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch đánh trên
lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa
trắng.
Lưu ý:
Rau sắng (chùa Hương) Phyllanthuselegans L. cùng họ với rau ngót, có tỉ
lệ protid ao hơn rau ngót (6,5p100) và acid amin cũng cao hơn. Trong
100g rau sắng có: lysin 0,23g, methionin 0,19g, tryptophan 0,08g,
phenylanalin 0,25g, treonin 0,45g, valin 0,22g, leucin 0,26g và
isoleucin 0,23g.
|