Home


 

Loạn Nhịp Tim


Bác sĩ Nguyễn Ư Đức (Câu Chuyện Thầy Lang)

Trong một phút, trái tim của người trưởng thành, khỏe mạnh, đập khoảng 70 lần, mỗi lần đẩy ra 150ml máu. Một ngày tim đập 105,000 lần và bơm hơn 6000 lít máu vào 96,000 cây số mạch máu. Trong suốt đời người, tim lần lượt đập cả gần ba tỷ nhịp, bơm ra cả triệu thùng máu. Tim làm việc liên tục ngày đêm, không mệt mỏi, mặc dù tim chỉ to bằng nắm tay em bé và nặng trên 300 gram. Khả năng và cấu tạo của tim vẫn tương đối toàn vẹn cho tới khi con người đi vào tử biệt, nếu không xảy ra những biến cố, khó khăn.
Một trong những khó khăn đó là sự rối loạn trong nhịp đập của tim.

Trái tim

Tim được ví như hai cái bơm nằm song song giữa lồng ngực. Mỗi bơm có nhiệm vụ khác nhau nhưng hoạt động nhịp nhàng, phối hợp v́ được cùng một trung tâm điều khiển.
Hai ngăn trên để tiếp nhận máu có tên là tâm nhĩ, hai ngăn dưới, tâm thất đẩy máu ra ngoài tim. Tâm nhĩ nhỏ, không cần mạnh lắm v́ chỉ cần bơm máu xuống tâm thất, rất gần.
Tâm thất lớn hơn, mạnh hơn, đặc biệt là thất trái, bơm máu xa tới cả chục ngàn cây số động mạch lớn nhỏ khắp cơ thể.
Bốn van một chiều nằm ở cửa vào (van nhĩ thất) và cửa ra (van bán nguyệt) của mỗi tâm thất
Van nhĩ-thất phải, c̣n gọi là van -ba- lá, mở ra để máu chẩy từ nhĩ phải xuống thất phải.
Van khép lại khi thất phải co bóp, đẩy máu lên động mạch phổi, ngăn không cho máu dội ngược lên trên.
Van nhĩ-thất trái hoặc van-hai-lá mở khi máu từ nhĩ trái xuống thất trái; khép kín khi máu từ thất phải được đưa vào động mạch chủ.
Các van này có thể bị hở hoặc chai cứng, gây trở ngại cho sự lưu thông của máu.
Hai van động mạch phổi và động mạch chủ nằm ở gốc các động mạch này, ngăn không cho máu trở lại tim, sau khi đă được bơm ra.

Nhịp tim

Tim co bóp do một nhóm tế bào đặc biệt nằm ở vách sau của tâm nhĩ phải khởi xướng và quyết định số nhịp đập của tim. Đó là nút-xoang-nhĩ (sino-atrial node), một máy điều ḥa nhịp tim (pacemaker) tự nhiên. Nút phát ra những xung lực điện, được những sợi cơ tim đặc biệt dẫn truyền tới kích thích các ngăn của tim co bóp. Âm thanh co bóp được diễn tả bằng hai âm tiết “lubb” và “dupp” , nghe được khi ta đặt tai vào ngực để nghe.
Âm “lubb” trầm, dài hơn, khi tâm thất bắt đầu bóp và các van nhĩ thất khép lại. Âm “dupp” thanh nhưng ngắn hơn khi tâm thất bắt đầu thư giăn và các van bán nguyệt khép lại. .
Mạch (pulse) là do sóng áp suất chuyển tới động mạch mỗi khi trái tim co bóp, đẩy máu ra ngoài. Mạch được nhận ra dễ dàng trên các động mạch nổi gần mặt da như động mạch quay (radial artery) ở cổ tay động mạch cảnh (carotid artery) ở cổ, động mạch ở cổ chân, ở bẹn, ở thái dương....
Mạch được tính theo số lần tim đập trong một phút và có thể đếm dễ dàng bằng cách đặt đầu ngón tay giữa và trỏ lên một động mạch nổi trên da. Ngón tay sẽ cảm thấy tiếng chuyển động nhè nhẹ của sóng áp lực trên mạch máu đó. Mỗi sóng tương ứng với một lần tim bóp.
Khi bắt mạch, nên thoải mái, thư giăn, v́ nếu hồi hộp, lo lắng, nhịp tim thường nhanh hơn một chút. Đếm mạch trong 1 phút hoặc trong 30 giây rồi nhân đôi để có số nhịp tim.
Nhịp tim b́nh thường tùy thuộc tuổi tác, t́nh trạng sức khỏe, thời gian trong ngày...
Buổi sáng trước khi thức giấc, nhịp thấp nhất. Khi hít thở vào, nhịp hơi nhanh hơn và khi thở ra, nhịp hơi chậm. Nhịp phải đều đặn, có nghĩa là thời gian giữa hai nhịp phải bằng nhau.
Sau đây là số nhịp trung b́nh trong 1 phút:

-Trẻ em dưới 1 tuổi: 100 tới 160 nhịp/ 1phút
-Trẻ từ 1 tới 10 tuổi: 70 tới 120 nhịp/1phút
-Người từ 10 trở lên: 60 tới 120 nhịp/ 1phút
-Vận động viên thể thao: 40 tới 60 nhịp/1 phút.

Phụ nữ có nhịp tim nhanh hơn nam giới khoảng 5 lần tim đập và được giải thích là tim quư bà hơi nhẹ hơn tim quư ông, mà nhẹ th́ co bóp hơi nhanh hơn, nhiều hơn.
Mặc dù tim đập là do chính trái tim điều khiển, nhưng nhịp tim có thể bị chi phối bởi hệ thần kinh và nhiều yếu tố khác. Đó là:
a- Hệ thần kinh tự chủ có thể thay đổi nhịp tim tùy theo nhu cầu tuần hoàn của cơ thể. Các kích thích từ hệ thần kinh này làm nhịp tim nhanh hơn và tăng lượng máu do tim đẩy ra ngoài.
b- Kích thích từ hệ thần kinh phó giao cảm làm chậm nhịp tim.
c- Các hóa chất lưu hành trong máu như hormon, sắt, dược phẩm... cũng có thể thay đổi nhịp tim.
d- Tập luyên cơ thể đều đặn làm cơ tim mạnh hơn và tăng lượng máu đẩy ra mỗi lần tim đâp. Khi nghỉ ngơi, nhu cầu máu được thỏa măn với nhịp tim chậm. Do đó nhịp tim ở các vận động viên thể dục, thể thao đều chậm.
Nhịp tim có thể cho biết nhiều chi tiết về t́nh trạng khỏe mạnh hoặc đau yếu của cơ thể. Các vị thầy thuốc y học cổ truyền chỉ cần bắt mạch mà chẩn đoán được nhiều bệnh của lục phủ ngũ tạng. Trong y khoa hiện đại, mạch là một trong bốn dấu hiệu chính cần được kiểm soát mỗi khi đi khám bác sĩ. Đó là Mạch, Nhịp Thở, Thân Nhiệt và Huyết áp.
Ngoài ra, sinh hoạt điện của tim có thể được ghi bằng tâm-điện-đồ (EKG).

Loạn nhịp tim

Nhịp tim không b́nh thường là dấu hiệu có rối loạn nào đó trong việc khởi xướng các xung lực điện năng từ trung tâm tự động tim hoặc trong việc dẫn truyền các xung lực này tới tế bào tim. Trung tâm tự động tự nhiên của tim (pacemaker) nằm ở vách sau tâm nhĩ phải. Trung tâm này điều ḥa nhịp tim đập.
Loạn nhịp tim có thể là tim co bóp quá nhanh, quá chậm hoặc không đều nhau.
Thực ra, ở người b́nh thường đôi khi cũng có vài thay đổi thoảng qua, vô hại của nhịp tim. Đang lim dim suy nghĩ, mà có tiếng động mạnh là giật ḿnh hoảng hốt. Gặp người t́nh lần đầu ḥ hẹn, chắc là nhiều người cũng đỏ mặt hồi hộp. Và trong cả hai trường hợp, tim đều rộn ră đập nhanh trong vài giây. Nhưng nếu loạn nhịp kéo dài, khó thở, đau ngực, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh...th́ nên cẩn thận, thông báo cho bác sĩ gia đ́nh.
Đây có thể là dấu hiệu một bệnh nào đó ở bệnh tim hoặc của cơ thể.

a- Mạch chậm khi tim đập dưới 60 nhịp một phút.

Mạch chậm có thể là b́nh thường đối với các lực sĩ, các vận động viên thể dục thể thao hoặc trong khi đang ngủ. Qua tập kuyện cơ thể, trái tim của họ đă trở nên mạnh mẽ, khả năng bơm rất tốt sau mỗi lần co bóp, nên tim không cần đập nhiều mà vẫn đủ máu nuôi dưỡng mọi cơ quan, bộ phận. Ban đêm, cơ thể không cần nhiều máu, tim cũng nghỉ ngơi đôi chút, để ngày hôm sau làm việc.
Với nhiều người khác, nhịp tim chậm có thể là do rối loạn ở nút xoang nhĩ, nơi phát xuất tín hiệu điện để tim co bóp hoặc do gián đoạn sự dẫn truyền tín hiệu tới tế bào tim.
Bệnh tim, thương tích tim, tác dụng phụ của một vài dược phẩm (atenolol, ditiazem chữa cao huyết áp), bẩm sinh, suy nhược tuyến giáp... có thể là những nguyên nhân đưa tới chậm nhịp tim, và tim sẽ không bơm đủ máu nuôi cơ thể.

b- Nhịp tim nhanh khi tim đập trên 100 lần trong một phút.

Tim đập tạm thời nhanh hơn b́nh thường có thể xẩy ra khi vận động cơ thể mạnh mẽ, nóng sốt, sợ hăi, tác dụng phụ vài loại dược phẩm, kích thích tố...và không có ảnh hưởng nhiều lắm tới khả năng bơm máu của tim.
Nhưng khi nhịp tim liên tục thật nhanh và kéo dài th́ có thể là do rối loạn ở nút xoang nhĩ và hệ thống dẫn truyền xung lực điện ở tim. Ngoài ra, các tế bào tim cũng có thể tự ḿnh phát ra xung lực điện, tạo ra những nhịp tim riêng và gây rối loạn cho nhịp b́nh thường.
Sau đây là mấy trường hợp đáng lưu ư:
- Rung tâm nhĩ và tâm thất là những trường hợp tim đập nhanh và hỗn loạn, khiến cho tim không duy tŕ được sự co bóp đồng đều và giảm khả năng bơm máu.
- Rung tâm nhĩ có thể là hậu quả của cao huyết áp, vữa xơ động mạch, thấp khớp tim, cường tuyến giáp...V́ tâm nhĩ rung giựt, máu không bơm hết xuống tâm thất, nên máu sót lại, đưa tới một hậu quả nghiêm trọng là tạo ra khối huyết. Huyết cục có thể di chuyển lên năo gây ra tai biến năo, tới động mạch tim gây ra nhồi máu cơ tim...
- Rung tâm thất thường gây ra do nhồi máu cơ tim và tim có thể ngưng đập. Tâm thất có nhiệm vụ bơm máu ra ngoài tim qua mỗi lần tim đập. Khi cơ của tâm thất rung liên hồi thay v́ co bóp, máu sẽ không được đẩy ra để nuôi dưỡng các cơ quan bộ phận và hậu quả trầm trọng sẽ xẩy ra.
- Tế bào ở một điểm nào đó của tâm thất cũng có thể khởi xướng một nhịp tim đập rất nhanh có khi tới gần 300 nhịp một phút. Người bệnh thấy chóng mặt, đau ngực, hồi hộp, khó thở và có thể đưa tới bất tỉnh, nguy hiểm cho tính mạng. Rối loạn này thường thấy trong trường hợp động mạch tim bị nghẹt, bệnh của các van tim, cơ tim hư hao...

c- Nhịp đập lạc vị (extrasystole) do một xung lực điện phát ra từ một nơi nào đó của tim, bên ngoài nút xoang-nhĩ. Nhịp tim không thay đổi, nhưng giữa những lần tim đập b́nh thường th́ xuất hiện những tim đập thêm. Loạn nhịp này không nguy hiểm lắm và có thể gây ra do bất cứ một bệnh nào của tim, do sử dụng cafeine quá độ, do nicotine trong thuốc lá, do vài hoạt chất trong thuốc chữa cảm lạnh, thuốc trị bệnh hen suyễn ... đôi khi cũng thấy ở người b́nh thường

Điều chỉnh loạn nhịp tim

Loạn nhịp tim cần được bác sĩ chuyên khoa tim mạch xem xét kỹ càng về các dấu hiệu biểu lộ hoặc t́m thấy cũng như những hậu quả mà loạn nhịp có thể gây ra. Khi đă biết rơ nguyên nhân gây ra loạn nhịp, việc điều trị đều có thể thực hiện được với dược phẩm, các dụng cụ y khoa, giải phẫu tim... Có nhiều loại dược phẩm rất công hiệu nhưng tác dụng phụ cũng không phải là ít, cho nên việc sử dụng cần được sự chỉ định và theo dơi của các thầy thuốc chuyên khoa. Mỗi loại loạn nhịp có dược phẩm riêng để làm tăng hoặc làm dịu nhịp. . Bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn về cách dùng về liều lượng, về khó khăn có thể xẩy ra khi dùng thuốc Đôi khi, chỉ “sai một li là đi một dặm”, loạn nhịp trở nên ngưng nhịp, tim đứng yên...
Hiện nay, có nhiều phương thức, máy móc “chiêu hồi” loạn nhịp trở lại đều đặn, b́nh thường: phá rung bằng ḍng điện, gài máy chuyển nhịp phá rung tự động (AICD), shock điện, tác động vào nhánh phó giao cảm dây thần kinh phế vị...
Máy điều ḥa nhịp tim nhân tạo (artificial pacemaker), là thiết bị mà nhiều người có loạn nhịp tim đang dùng... Máy rất giản dị và nguyên tắc điều hành cũng dễ hiểu. Bộ phận chính là một cái hộp lớn bằng nửa chiếc bánh bèo, gắn kín, chứa b́nh phát điện và bộ máy điện tử.
Hai dây điện nối máy với tim. B́nh điện dùng được mươi năm và thay thế dễ dàng.
Máy được gắn dưới lớp tế bào mỡ ở phần trên ngực, thường là phía bên phải. Dây dẫn điện được luồn vào tĩnh mạch dưới xương đ̣n gánh, vào tim.
Máy có nhiệm vụ canh chừng, nghe nhịp đập tự nhiên của tim. Khi không thấy nhịp xuất hiện sau một thời gian nào đó th́ máy nhẹ nhàng nhắc nhở kích thích tim, “đập đi chứ!”.
Thời gian giải phẫu đặt máy rất mau, khoảng vài giờ và bệnh nhân có thể về nhà sau giải phẫu nhưng đừng lái xe hơi.
Người mang máy có thể được sắp đặt theo dơi tự động qua hệ thống viễn liên.
Rồi sau đó, cần được bác sĩ kiểm soát lại tùy theo t́nh trạng bệnh và tùy theo loại pacemaker Nên giữ đúng hẹn để được tái khám.

An toàn pacemaker

Các máy điều ḥa nhịp tim hiện nay đều được cải thiện về khả năng và an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên cũng cần lưu ư tới mấy điều như sau:
-Tránh những hoạt động quá mạnh trong thời gian 8 tuần lễ sau khi gắn máy.
-Sử dụng hết sức nương nhẹ cánh tay ở phía ngực mang máy.
-Tránh tiếp xúc với các máy móc quá cũ, không được bao che kín; tránh tắt, mở công tắc điện thường xuyên.
-Tránh đi qua cửa kiểm soát an ninh tại phi trường, máy ḍ kim khí có thể thay đổi khả năng của pacemaker và cục pin. Cho nhân viên kiểm soát coi thẻ chứng nhận mang máy điều ḥa nhịp tim và yêu cầu kiểm soát cơ thể bằng tay.
-Không nên đứng gần các máy ḍ kim khí, các động cơ đang vận hành, cục nam châm
-Không làm thử nghiệm MRI, v́ từ trường của MRI rất mạnh, có thể di chuyển kim khí trong pacemaker, gây ra thương tích...
-Nên thông báo cho nhân viên y tế, nha sĩ.là ḿnh mang pacemaker, để tránh rủi ro có thể xảy cho máy khi tiếp xúc với các dụng cụ y khoa khác.
Khi máy bị hư hao, người bệnh sẽ thấy những dấu hiệu như bắp thịt gần máy co soắn, nhịp tim bất b́nh thường, khó thở, nặng ngực, chóng mặt, vết mổ sưng... Trong trường hợp này, cần tham khảo ư kiến bác sĩ ngay.

Pḥng ngừa loạn nhịp tim

Đa số các nguyên nhân đưa tới loạn nhịp tim là do một bệnh nào đó của trái tim. Do đó, các phương thức pḥng ngừa bệnh tim cũng áp dụng cho pḥng ngừa loạn nhịp. Dinh dưỡng hợp lư, giảm chất béo; giữ cân nặng cơ thể trung b́nh; vận động cơ thể đều đặn, giới hạn rượu, không hút thuốc lá, giảm căng thẳng tinh thần...

Bác sĩ Nguyễn Ư Đức
Texas-Hoa Kỳ

 

 


| Trang Y Học |

© 2007 hatcat79.com. All Rights Reserved.