Hội Chứng Việt Nam
Việt Nam hiện đang
phải đối mặt với t́nh trạng môi trường ô nhiễm trầm trọng. Từ
không khí, đất đai và trầm tích, nguồn nước mặt và nước ngầm,
cho đến nguồn thức ăn, nhu cầu cần thiết hàng ngày của người dân
cũng đang là một thăm nạn cho mọi người. Sự hiện diện của hóa
chất trong thực phẩm và trái cây là một vấn nạn lớn đang xảy ra
ở khắp nơi trên toàn cơi đất nước là một hiện thực. Theo báo cáo
tổng kết của Cơ sở Dữ kiện Ngộ độc Thực phẩm, tính đến ngày
15/8/2007 Tp Sài G̣n có 137 vụ ngộ độc, 4.101 nạn nhân hầu hết
xảy ra trong các quán ăn tập thể, trong đó có 28 người chết.
Riêng ngộ độc do vi sinh, hóa chất bảo vệ thực vật th́ đă xảy ra
57 vụ. Qua thống kê của Bộ Y tế Việt Nam trong “Dự thảo số 5: Kế
hoạch hành động quốc gia bảo đảm Vệ sinh An toàn Thực phẩm đến
năn 2010”, trong 8 năm từ 1997 đến 2004, toàn quốc có 6.467.448
trướng hợp mắc các bịnh nhiễm trùng qua thực phẩm, trong đó có
194 trường hợp tử vong.
Bài viết nầy có mục
đích chuyển tải và phổ biến những thông tin về vấn nạn trên để
mỗi người trong chúng ta lưu ư và can trọng hơn trong sinh hoạt
ăn uống hàng ngày.
Sự hiện diện của hóa chất trong thực phẩm tiêu dùng của người
dân ở VN quả thật đă đến độ nghiêm trọng và đă diễn ra từ bao
năm nay rồi. Có 2 nguyên nhân chính cho t́nh trạng nầy: nguyên
nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do môi
trường chung bị ô nhiễm, do đó ảnh hưởng đến cây trồng và súc
vật. Và nguyên nhân chủ quan là do con người, trong quá tŕnh
sản xuất sản phẩm đă thêm hóa chất vào trong thực phẩm với trọng
tâm mang đến lợi nhuận cao nhất mà không lưu tâm đến những di
hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Hóa chất trong x́
dầu
Hóa chất có tên viết
tắt là 3-MCPD, hay tên hóa học đầy đủ là
3-monochloropropane-1,2-diol. Trong quy tŕnh sản xuất x́ dầu,
phương pháp thủy phân bằng acid chlorhydric (HCl) trên các loại
bánh dầu thực vật như đậu nành, đậu xanh, hay trong các mô mỡ
động vật v.v... cho ra phế phẩm trên và một số hóa chất tương tự
thuộc nhóm chloropropanol. C̣n phương pháp chế tạo x́ dầu qua
công nghệ lên men tự nhiên th́ không tạo ra các phế phẩm trên.
Ngay sau khi giai đoạn chế biến x́ dầu xong, hàm lượng của các
hóa chất trên có thể tăng lên trong giai đoạn vô chai, dự trữ,
và ngay cả trong khi nấu nướng, nếu hóa chất klhông được khử
đúng mức ngay từ lúc ban đầu. Hiện tại, hầu hết các công ty sản
xuất x́ dầu ở Việt Nam áp dụng phương pháp thủy phân bằng acid
do đó dung lượng 3-MCPD có hàm lượng cao là điều không thể tránh
khỏi. Trong lúc đó, ở các quốc gia Tây phương, ngay cả Nhật Bản
và Trung Quốc, phương pháp lên men trong việc chế biến x́ dầu
chiếm từ 86 đến 90% trên tổng lượng x́ dầu sản xuất.
Ảnh hưởng của
3-MCPD lên con người
Tương tự như các hợp
chất hữu cơ chứa chlor khác, 3-MCPD khi đi vào cơ thể qua đường
thực phẩm sẽ tích tụ trong các mô mỡ và gan. Qua thời gian, một
khi liều lượng của hóa chất trên cao hơn mức an toàn của cơ thể
có thể chấp nhận được, nguy cơ bịnh ung thư sẽ xảy ra. Theo Ủy
ban Khoa học Thực phẩm Âu châu, 3-MCPD được xếp vào hạng hóa
chất có nguy cơ gây ung thư và di truyền (genotoxic carcinogen).
Sự hiện diện của hóa chất trong cơ thể phải được hạn chế tối đa,
và định mức chấp nhận hàng ngày trong cơ thể (Tolerable Daily
Intake – TDI) là 2ug/Kg/cơ thể.
Theo tiêu chuẩn cho
phép của Bộ Y tế VN, ban hành ngày 23/5/2005 sau ba năm nghiên
cứu là: hàm lượng của 3-MCPD có trong x́ dầu không thể vượt quá
1 mg/Kg áp dụng cho xuất cảng, và giao động từ 3- 5 mg/K cho
việc tiêu dùng trong nội địa (tức cao hơn mức cho phép 500 lần).
Trong lúc đó tiêu chuẩn của LH Âu Châu là 0,02 mg/Kg, của Anh
Quốc 0,2 mg/KG, Bỉ 0,5 mg/Kg. Qua các tiêu chuẩn trên, quả thật
chúng tôi không thể hiểu tại sao BYT Việt Nam lại có hai quy
định riêng rẽ cho x́ dầu xuất cảng và x́ dầu nội địa. Chẳng lư
nào người dân VN có sức đề kháng với hóa chất trên cao hơn người
ngoại quốc?
T́nh trạng xuất
cảng x́ dầu
Các sản phẩm x́ dầu
dùng để xuất cảng do nhiều công ty trong nước sản xuất. Quan
trọng nhất là Cty Liên doanh Chế biến Thực phẩm Việt Tiến (VITEC
Food) xuất cảng x́ dầu qua nhăn hiệu Chin Su. Ngoài ra c̣n có
các Cty như Nam Dương, Mêkong, Nestlé VN xuất cảng qua Âu châu,
Mỹ châu, Úc và Á châu.
Cách đây độ hai năm,
Anh Quốc từ chối một lô hàng của VN v́ hàm lượng 3-MCPD cao hơn
tiêu chuẩn. Và gần đây nhất vào tháng 7, 2006, Bỉ cũng đă trả về
các lô hàng Chin Su v́ hàm lượng hóa chất trên lên đến 86 mg/Kg.
Để bào chữa cho việc
x́ dầu bị trả về, dĩ nhiên BGĐ của Cty phải chạy tội bằng cách
phủ nhận qua phát biểu của Ông Phạm Hồng Sơn, TGĐ, như sau:”Sản
phẩm của Cty VITEC Food xuất cảng từ năm 2003 sang các nước Đông
Âu và EU, nhưng chưa bao giờ xuất cảng sang Bỉ, nên chai nước
tương phát hiện ở Bỉ có hàm lượng 3-MCPD lên tới 86 mg/Kg có
nhiều khả năng là giả”. Xin nhường lời b́nh luận về phát biểu
trên của Cty VITEC cho người đọc. Tuy nhiên, với tính cách thông
tin, qua kiểm tra của Trung tâm Đo lường Chất lượng 3 TpHCM th́
có độ 50% số lần mẫu của x́ dầu Chin Su không đạt tiêu chuẩn.
Cũng như theo báo cáo củaTrung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm
thuộc Sở KHCN-MT Tp HCM, qua 42 mẫu nước tương th́ toàn bộ 42
mẫu đều có hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều khi lên
đến 7 – 8 ngàn lần nghĩa là 7000 – 8000 mg/Kg.
Tuy tiêu chuẩn do BYT
đưa ra là 1mg/Kg nhưng vẫn chưa có biện pháp cũng như quy định
nào cụ thể về việc kiểm tra phẩm chất sản phẩm của các nhà sản
xuất. Cũng cần nên biết là toàn quốc chỉ có 9 pḥng thí nghiệm
có khả năng phân tích hoá chất 3-MCPD, và chi phí phân tích là
800 ngàn ĐồngVN/mẫu.
X́
dầu giả hiệu
Ngoài 2 phương pháp
thủy phân và lên men là chính trong quy tŕnh sản xuất x́ dầu.
Dĩ nhiên là ở VN, có nhiều thể loại mặt hàng nhái, hàng giả hiện
diện khắp nơi từ hàng tiêu dùng cho đến thực phẩm. Do đó việc
sản xuất x́ dầu cũng không tránh khỏi t́nh trạng nầy. Nói ra th́
thấy kinh tởm, nhưng sau đây là một sự thật đang xảy ra ở VN.
Hiện có sự xuất hiện của nhiều nhà thu gom tất cả xương gà,
xương heo, ḅ ở các tiệm ăn, thậm chí ở những đống rác, để mang
về nấu trong acid, và được trung ḥa lại bằng sút caustic. Sản
phẩm được vô bao nylon hay chai lọ dưới nhăn hiệu “nước cốt để
làm x́ dầu” và được bày bán khắp nơi nhất là ở chơ Kim Biên, Chợ
Lớn. Nơi đây c̣n bày bán các nguyên vật liệu để làm nước tương
qua công thức chế biến là: nước + muối + màu + mùi + chất phụ
gia để bảo quản x́ dầu sản xuất; đôi khi c̣n cho them phân bón
urea để làm tăng độ đạm trong nước chấm hay x́ dầu nữa.
Đứng trước t́nh trạng
sản xuất x́ dầu ở VN, vài đề nghị để giải quyết vấn đề sản xuất
bừa băi rất nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dung sau đâu:
-
Trước hết, cần
phải xem lại cung cách quản lư của VN đối với công nghệ sản xuất
x́ dầu. VN đă thành công trong quản lư chính trị, ổn định được
trật tự xă hội về an ninh, không lư nào lại thất bại trong việc
kiểm soát môi trường;
-
Sau nữa, chỉ
c̣n có cung cách làm ăn thật thà, theo đúng quy tŕnh kỹ thuật
th́ việc trử khữ hay hạn chế sự hiện diện của 3-MCPD trong x́
dầu có thể được kiểm soát dễ dàng. Ở các quốc gia tiên tiến,
việc chấm dứt quá tŕnh sinh sản 3-MCPD trong x́ dầu bằng nhiệt
độ cao và tăng độ pH thích hợp sau khi thủy phân;
-
Nguyên nhân
của sự hiện diện của 3-MCPD tùy thuộc vào các yếu tố sau: nguyên
vật liệu làm x́ dầu, điều kiện lưu trữ nguyên liệu; việc xử dụng
nguồn nước rữa chứa chlor; và những điều kiện bảo quản trước khi
tung ra thị trường như nhiệt độ, độ ẩm.
- Hiện nay, một
số nhà sản xuất ở Tây phương đang dùng acid phosphoric trong
giai đoan thủy phân, thay thế acid chlorhydric. Phương pháp nầy
có khả năng loại hẳn sự hiện diện của 3-MCPD trong x́ dầu.
Borax hay hàn the
Borax c̣n gọi là hàn
the. Đó là tên thương măi của hóa chất sodium tetra borate
decahydrate, có công thức là Na2B4 O7,10 H2O. Borax là một loại
bột trắng dẽ ḥa tan trong nước. Khi tiếp xúc với nước ngoài
tính ḥa tan, chất nầy c̣n hút nước hay gọi là ngậm nước để được
bảo ḥa với 12 phân tử nước. Chính v́ tính chất sau cùng nầy mà
hóa chất trên được ứng dụng nhiều trong kỹ nghệ thực phẩm. Đây
cũng là một hóa chất có tính khử trùng và trừ sâu rầy nhẹ. Trong
kỹ nghệ bột giặt, borax được dùng như một chất phụ gia để chống
ẩm và không biến bột giặt đóng cụt theo thời gian v́ độ ẩm cao
trong không khí. Borax c̣n được dùng để khử nước “cứng” v́ chứa
nhiều calcium carbonate (vôi).
V́ đây là một loại
thuốc sát trùng nhẹ cho nên tính độc hại của nó cũng ảnh hưởng
lên con người. Khi tiếp xúc với borax qua đường thực quản, cơ
thể sẽ cảm thấy khó chịu như bị dị ứng và có thể đưa đến tử vong
khi hấp thụ một liều lượng lớn. Qua đường khí quản, da hoặc mắt,
cơ thể cũng có phản ứng tương tự nhưng nhẹ hơn.
Tùy theo liều lượng
của borax xâm nhập vào người, phản ứng cấp tính của cơ thể diễn
tiến như sau từ nhẹ đến nặng: nhức đầu – cơ thể bải quải – mạch
tim đập nhanh – áp suất máu giảm – có thể bị phong giựt
(seizure) và đi đến bất tỉnh.
Qua tiếp nhiễm dài
hạn, con người có cảm giác bị trầm cảm (depression), và đối với
phụ nữ có thể bị sinh ra hiếm muộn v́ hóa chất nầy sẽ làm giảm
thiểu thời kỳ rụng trứng.
Chính nhờ tính ngậm
nước và khử trùng của borax mà c̣n người đă lợi dụng trong nhiều
dịch vụ không chính đáng. Trong giai đoạn sau 1975, kỹ nghệ làm
xà bông cây và kem đánh răng đă xử dụng borax để tăng độ cứng
của xà bông và v́ hấp thụ thêm nước cho nên cân lượng của xà
bông nặng hơn nhưng độ sủi bọt và độ tẩy rửa rất kém so với
trọng lượng. Trong kỹ nghệ kem đánh răng cũng thế, borax làm kem
không bị “chảy nước” và nhờ đó có thể thêm vào nhiều vôi và
magnesium vào để tăng trọng lượng của kem mà không có tác dụng
ǵ đến việc làm sạch răng; đôi khi c̣n làm lở nướu răng nữa v́
hàm lượng vôi cao..
Đối với kỹ nghệ thực
phẩm hiện tại, nhiều loại bánh tránh, bánh phở, hủ tiếu được cho
thêm borax để được dai, cứng, lâu thiu hơn. C̣n các loại chả
lụa, chả quế cũng được tăng thêm độ ḍn, chống được mốc meo và
lâu thiu cũng nhờ borax. Đối với các loại thực phẩm tươi như
thịt cá để lâu ngày đă biến dạng, nếu có thêm borax, chúng trở
nên nên cứng và có vẻ tươi trở lại. Đại khái trên đây là những
ứng dụng không lành mạnh của borax mà con buôn dùng các thủ
thuật nầy trong thực phẩm để làm sai lạc và đánh lầm thị hiếu
của người mua.
Formol
Formol có tên hóa học
là formaldehyde, công thức là HCHO. Ở dưới dạng lỏng, formol có
mùi rất khó ngữi và chỉ được tung ra thị trường dưới dạng ḥa
tan trong rượu methanol từ 37 đến 50%. Do đó, ngoài độc chất là
formol, chúng ta cũng cần để ư đến độc tính của rượu methanol
hay methylic. Trong quá tŕnh chưng cất rượu ethylic, hay rượu
cồn, luôn luôn có thêm một phó phẩm là methanol rất độc. Do đó,
thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường thấy trên báo chí Việt Nam
nhiều trường hợp bị nhiễm độc đi đến tử vong do uống rượu
methylic kỹ nghệ là do hóa chất nầy.
Trở về formol, con
người khi bị tiếp nhiễm qua da, mắt cảm thấy ngứa ngái khó chịu.
Khi bị xâm nhập vào thực quản, cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ như ói
mữa, bị tiêu chảy và mất nước mau chóng có thể đi đến tử vong.
Nếu da bị tiếp xúc lâu ngày sẽ trở thành nhạy cảm, dị ứng và có
những chứng bịnh ngoài da phát sinh như bịnh gảy ngứa (eczema).
Như mọi người đều
biết, công dụng chính thức của formol ngoài việc được xử dụng
trong các phản ứng điều chế hóa chất cơ bản trong kỹ nghệ,
formol c̣n được dùng để bảo quản các xác chết để khỏi hư thúi.
Theo Chương Tŕnh độc tố Quốc gia của Bộ Y tế HK th́ hóa chất
nầy được xếp vào loại hóa chất có nguy cơ gây ra bịnh ung thư
khi bị tiếp nhiễm dài hạn. C̣n trong thực phẩm, formol đă được
tẩm lên bánh phở để chống thiu và vấn nạn nầy đă nổ lớn và làm
náo động thị trường buôn bán phở ở VN cũng như ở hải ngoại,
những nơi có người Việt định cư ở những năm vừa qua và vẫn c̣n
tồn tại đến ngày nay.
Calcium carbide
hay khí đá
Đây là một hóa chất ở
thể rắn màu xám có công thức hóa học là CaC2. Dễ gây phản ứng
phát nhiệt mạnh với nước, có thể cháy hoặc nổ. Con người khi bị
tiếp nhiễm qua mắt và da, sẽ cảm thấy khó chịu, chảy nước mắt và
ngứa ngái. Nếu bị tiếp nhiễm qua đường thực quản có thể bị hôn
mê và đi đến tử vong. Kỹ nghệ trái cây chiếu cố đến hóa chất nầy
nhiều nhất. Trái cây từ nhà vườn được hái khi chưa được chín tới
mức để tránh bị dập hư trong khi chuyên chở. Khi đi đến vựa trái
cây ở các thành phố, trái cây ngay sau đó được ủ trong khí đá;
và chỉ vài giờ sau, các trái cây c̣n xanh như chuối, xoài, đu đủ
v.v... sẽ có màu tươi tốt như mới vừa chín tới. Việc dùng khí đá
để “thúc” trái cây có lợi điểm là làm bắt mắt người mua, nhưng
phẩm chất của trái cây không c̣n giữ được như trong tự nhiên nữa
như độ ngọt và mùi vị sẽ kém đi. Và v́ bị “vú ép” cho nên độ
đường không tăng trưởng đúng chu kỳ của trái cây, do đó trái cây
mất đi vị ngọt tự nhiên. Thêm nữa, sự nguy hiểm của việc vú ép
bằng hóa chất nầy có thể tạo ra hỏa hoạn, và điều nầy đă được
chứng minh trong quá khứ tại chơ Cầu Ông Lănh, vựa trái cây
chính của thành phố.
Hóa chất bảo quản
sodium benzoate
Trong kỹ nghệ, sodium
benzoate là một hóa chất dùng để bảo quản thực phẩm để khỏi bị
hư và có tính chống mốc. Hóa chất này sẽ giúp thực phẩm không bị
đổi màu, giữ mùi nguyên thủy, và sau cùng bảo quản các thành
phần cấu tạo sản phẩm cũng như không làm biến dạng. Công thức
hóa học của sodium benzoate là NaO-C6H5.
Theo Cơ quan Quản lư Thực phẩm HK, mức chấp nhận của hóa chất
nầy trong thực phẩm là 0,1%. Và nồng độ có thể gây tử vong khi
xâm nhập vào cơ thể là 2g/Kg/trọng lượng cơ thể.
Qua độc tính kể trên,
chúng ta cần phải nói đến quá tŕnh điều chế hóa chất trên. Theo
quy tŕnh sản xúât sodium benzoate, một phế phẩm độc hại là
phenol luôn hiện diện trong thành phẩm nầy. Do đó, sodium
benzoate sau khi sản xuất cần phải khử phenol trước khi tung ra
thị trường cho kỹ nghệ thực phẩm. Nếu không, nguy cơ bị nhiễm
độc do phenol rất lớn, và hóa chất nầy ảnh hưởng đến hệ thần
kinh, nhất là đối với trẻ em và thai nhi trong bụng mẹ khi bị
tiếp nhiễm qua đường thực phẩm.
Hiện tại hóa chất
trên được nhập cảng từ Trung Quốc và dĩ nhiên có chứa rất nhiều
tạp chất như phenol. V́ vậy, cần phải xem xét xuất xứ của hóa
chất trước khi đem áp dụng vào thực phẩm.
Hóa chất tẩy trắng
chloride sodium hydrosufite.
Đây là một loại bột
trắng, khi bị tiếp nhiễm qua đường khí quản, căn cứ theo Cơ quan
Quyền lực Âu châu về An toàn Thực Phẩm (AESA), cơ thể con người
sẽ cảm thấy bị khó thở và có thể bị nghẹt thở. Đôi khi bị ho rũ
rượi. Sự hiện diện của nguyên tố chlor cũng là nguyên nhân của
nguy cơ ung thư nếu bị tiếp nhiễm lâu dài.
Trong kỹ nghệ thực
phẩm, hóa chất nầy được dùng để làm trắng các sản phẩm để làm
bắt mắt người tiêu dùng. Các sản phẩm được nhà sản xuất áp dụng
tính chất nầy là: bánh tráng, các loại bột dưới dạng sợi như
bánh canh, bún, miếng v.v….. Một thí dụ điển h́nh là trước kia,
bánh tráng sản xuất từ VN có màu ngà, và hay bi bể v́ ḍn. Trong
thời gian sau nầy, bánh tráng trở nên trắng phau, được cán mơng,
và đặc biệt rất dai, nhúng nước và cuốn không bị bể ra. Đó là do
công lao của borax và hóa chất tẩy trắng.
Các phẩm màu trong
thực phẩm
Trong thực phẩm, màu
giữ một địa vị rất quan trọng. Nó làm cho sản phẩm bắt mắt hơn,
gây chú ư cho người mua và gây ảnh hưởng tốt về phẩm chất của
món hàng. Có hai loại màu: màu tổng hợp và màu thiên nhiên. Màu
thiên nhiên được trích từ các mô của cây cỏ. Việc xử dụng loại
màu nầy nảy sinh ra nhiều vấn đề như: màu không cố định có thể
thay đổi hay biến dạng theo thời gian, nhiệt độ, ánh sáng, và
nhất là có thể làm biến dạng phẩm chất của thưc phẩm được nhuộm
màu.
C̣n màu tổng hợp
thường tan trong nước và ổn định hơn. Trên thị trường, màu tổng
hợp có dưới dạng hạt, bột, dung dịch, hay dạng dẽo. Màu tổng hợp
tác dụng với hydroxid nhôm Al(OH)3 để cho ra một dung dịch gọi
là hồ (lakes) sẵn sàng để nhuộm màu trong thưc phẩm. Lợi điểm
của màu tổng hợp là màu rất bền không bị tác dụng do thời gian,
nhiệt độ hay ánh sáng. Các nhà sản xuất thực phẩm rất thích dùng
loại màu tổng hợp nầy.
xin đan cử ra đây hai
màu căn bản là màu tartrazine có màu vàng và màu carmine màu đỏ
ngă qua cam. Đứng về phương diện độc hại, màu rất nhạy cảm cho
da, có thể làm nứt da, tạo ra những vảy nến, hay làm dị ứng cũng
như nghẹt mũi căn cứ theo báo cáo của Ủy ban Khoa học Thực phẩm
cho con người của EU (CSAH).
Hóa chất bảo vệ
thực vật
Đây là một vấn nạn
lớn của dân tộc, ví nó ảnh hưởng dài hạn lên nhiều thế hệ trong
tương lai. Theo báo chí Việt Nam , các vụ ngộ độc chiếm đến 25%
trên tổng số vụ ngộ độc. Điều nầy nói lên tính cách quan trọng
của vấn đề. Xin hăy nghe tiếng nói của tác giả Liêu Tử ở Việt
Nam :” Các bạn phải luôn đề cao cảnh giác, và nhớ luật nầy:
các thứ rau, củ, quả, ngó thấy ngon chớ mà ham. Trái khổ qua,
ngó như trái bị đèo th́ hăy mua. Củ cải trắng, củ cà rốt cũng
vậy. Người trồng trọt xứ ḿnh chi ham trồng được rau củ quả to
bự, cân có kư, bán có giá, mặc sức hóa chất tống vào trong đó”.
Xin thưa hóa chất tống vào đó chính là hóa chất bảo vệ thực vật
tức là hóa chất diệt cỏ, trừ sâu rầy, trừ nấm mốc v.v ... Các
hoá chất diệt trừ cỏ dại nếu dùng liều lượng thích hợp sẽ biến
thành các hóa chất “kích thích tăng trưởng” . Đó chính là lư do
tại sau rau đậu, quả dưa, trái cà, thậm chí đếm cọng giá, cong
rau muống …cũng to lớn, xanh mướt rất bắt mắt.
TS Nguyễn Đức Tuấn,
Trưởng pḥng thí nghiệm Môi trường thuộc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng I đă cho biết như sau:”Kết quả nhiều
đợt phân tích cho thấy tất cả các loại hoa quả TQ và cam Việt
Nam đều có chứa thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T. Các loại hóa
chất nay đang được nông dân xử dụng để bảo quản hoa quả.. Trung
tâm Thông tin và Chuyển giao Hà Giang đă chuyển đến chúng tôi
hai gói boat in chữ TQ với h́nh ảnh quả hồng tươi rói. Qua phân
tích chúng tôi t́m thấy nhiều hợp chất trong đó có hóa chất
2,4-D có hàm lượng đến 70%. Riêng gói thuốc diệt cỏ có băng màu
xanh đậm c̣n t́m thấy hóa chất 2,4,5-T”. Các gói hóa chất nay
được bày bàn tự do ngoài thị trường ở Hà Nội và Tp Sài G̣n dưới
giá khoảng 2.000 Đồng Việt Nam một gói độ 2g. Liền ngay khi kết
quả trên được công bố, ngày 13/5/2004, ông hoàng Thủy Tiến, Phó
Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực Phẩm đă tuyên bố:” Các hóa
chất bảo vệ thực vật 2,4-D và 2,3,5-T trong táo, mơ, trứng, sữa
và các loại quả mọng khác có hàm lượng không quá 0,05 mg/kg hoa
quả. Như vậy, lượng hóa chất độc hại tồn dư trong hoa quả vẫn
dưới ngưỡng cữa cho phép. Người tiêu dùng không nên quá lo
lắng”. Theo Cơ quan Lương Nông Quốc tế (FAO) và Cơ quan Thực
phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hai loại hóa chất trên hoàn toàn
bị cấm sử dụng cho thực phẩm.
Hy vọng tương lai
Tuy nhiên, dù đối mặt
với bao vấn nạn hết sức tiêu cực như hàng nhái, hàng giả, cũng
cần nên nói đến một khía cạnh tích cực để từ đó củng cố niềm hy
vọng tương lai cho kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam có thể sẽ sáng sủa
hơn. Đó là, ngày 29/9/2005, Tổ chức Trợ giúp HK (USAID) và Tổ
chức Trợ Giúp Úc (AusAID) đă kư một thỏa thuận với Viện Nghiên
cứu Cây Ăn Quả Miền Nam nhằm mục đích phối hợp phát triển ngành
sản xuất cây ăn trái qua dự án Ứng dụng Nông nghiệp Tốt (Good
Agricultural Practices – GAP). Trong dự án nầy, các doanh nghiệp
và nông dân sản xuất có them thong tin về cây trái được trồng
trọt đúng tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn sản phẩm theo quy tŕnh vệ
sinh và an toàn cho con người và môi trường dựa theo tiêu chuẩn
thế giới.
Hy vọng đây là một
bước đầu để Việt Nam đi vào nề nếp trong sản xuất thực phẩm nhất
là các sản phẩm dành cho xuất khẩu.
Kết luận
Hiện tại hầu hết
người dân trong nước đều hoài nghi những loại thực phẩm bày bán
ở thị trường. Nhưng dù hoài nghi hay cẩn thận đến đâu đi nữa th́
cũng phải tiêu thụ thực phẩm nầy. Ngoại trừ một thiểu số có
nhiều tiền để có thể mua thực phẩm “an toàn” nhập cảng từ bên
ngoài, thậm chí uống nước lọc nhập cảng luôn. C̣n tuyệt đại đa
số bà con vẫn phải chấp nhận và tiêu thụ nguồn thực phẩm làm từ
trong nước cũng như phải dùng nước cung cấp từ Tổng công ty Cấp
nước. T́nh trạng trên cần phải được chấm dứt. Nếu không, nhiều
hệ lụy không nhỏ sẽ xảy ra và đă xảy ra trong trường hợp các
thực phẩm xuất cảng như x́ dầu, cá basa, và tôm.
Cá basa đă bị trả về
v́ dung lượng hóa chất fluoro-quinolones tồn tại trong cá. X́
dầu bị trả về v́ sự hiện diện của 3-MCPD. C̣n tôm và một số thủy
sản khác bị trả về v́ chất kháng sinh chloramphenicaol trước
kia, nay lại bị trả v́ sư hiện diện của nitrofuran, v́
3-amino-2-oxazole, v́ semicarbazide. Riêng trong trường hợp tôm,
Việt Nam đă bị Ngân hàng Thế giới cảnh báo v́ đă dùng rhotenone,
một độc chất có trong cây thuốc cá để thay thế chloramphenicol
v́ hóa chất nầy không nằm trong danh mục kiểm soát của Cơ quan
FDA HK.
Các hành động trên
chứng tỏ rằng, nếu Việt Nam tiếp tục đi theo con đường nầy sẽ
khó hội nhập vào cuộc chơi toàn cầu v́ nơi đây đ̣i hỏi một sự
xuyên suốt về các thông tin an ṭan thực phẩm trong trao đổi
quốc tế.
Để kết luận, xin ghi
lại lời phát biểu của TT Thích Tuệ Sĩ trong một bài viết từ năm
2004 dưới tựa đề “Trí thức phải dám nói”: “Việt Nam đang là một
đống rác khổng lồ. Đó không phải là ư nghĩ riêng của tôi, mà là
nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam .
Đây không phải là ư nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía
cạnh đời sống: văn hoá, chính trị, và cả tôn giáo. Vậy th́, một
câu hỏi cần phải được đặt ra cho những ai c̣n có chút tự trọng
dân tộc: Tại sao một dân tộc luôn luôn tự hào với truyền thống
bốn ngàn năm văn hiến, bổng nhiên để cho đất nước ḿnh trở thành
một đống rác, kho chứa tất cả những gí xấu xa nhất của nhân loại
văn minh?”
Đă đến lúc Việt Nam
cần phải chấp nhận thực tế nầy. Nếu không cải thiện t́nh trạng
trên, Việt Nam dù đă là thành viên của Tổ chức Thương măi toàn
cầu (WTO), nhưng nếu t́nh trạng xuất cảng thực phẩm kém phẩm
chất và chứa quá nhiều dư lượng hoá chất độc hại sẽ lần lần bị
mất đi thị trường hải ngoại và sẽ bị cô lập trong một tương lai
không xa.
Mai Thanh Truyết
West Covina 9/2007