Giảm ăn mặn:
Việc cần làm ngay
Theo tổ
chức Y tế thế giới (WHO), cứ 2 giây lại có 1 người chết v́
bệnh tim mạch. Trung b́nh một năm có 17,5 triệu người chết
và dự đoán đến năm 2020 sẽ có 25 triệu người chết v́ căn
bệnh này.
Các
nghiên cứu đă chứng minh một trong những nguyên nhân
đáng chú ư gây bệnh tim mạch là do thói quen ăn mặn
thiếu kiểm soát. V́ vậy,
chưa bao giờ việc
giảm ăn mặn lại trở nên bức thiết như hiện nay.
Hiểm họa từ bát nước chấm
Thói
quen ăn mặn dễ nhận thấy nhất là từ bát nước chấm trong
bữa ăn hàng ngày. Với ẩm thực Việt, bát nước chấm đóng
vai tṛ vô cùng quan trọng, đôi khi là trung tâm của cả
bữa ăn. Bát nước chấm dùng chung trên mâm cơm, từ xưa
đến nay làm khẩu vị đậm đà hơn, món ăn có hương vị đặc
trưng hơn và biểu thị tính cộng đồng gắn bó của người
Việt. Bát nước chấm Việt cũng vô cùng đa dạng và phong
phú, thường mỗi món phải đi kèm với một loại nước chấm
riêng phù hợp.
Chính
thói quen dùng nước chấm thường xuyên này đă làm chúng
ta ăn mặn hơn b́nh thường một cách đáng kể bởi hầu hết
các loại nước chấm đều chứa hàm lượng muối cao để bảo
quản sản phẩm. Chưa kể, trong bữa ăn chính của người
Việt thường bao gồm cơm, một món gia vị (nước chấm) và
ba món ăn cơ bản đủ chất và cân bằng âm dương. Trong ba
món cơ bản này, muối đă được nêm trong quá tŕnh chế
biến. V́ vậy,
việc
dùng nước chấm kết hợp với các món ăn chính hàng ngày đă
làm chúng ta ăn muối gấp nhiều lần số lượng cho phép.
Và
những thói quen xấu khó bỏ
Không
chỉ dùng nhiều muối từ nước chấm có trong bữa ăn chính,
việc dùng trái cây chấm muối cũng làm chúng ta vô t́nh
nạp muối vào cơ thể. Với một số người, họ sẽ không ăn
trái cây, hoa quả nếu không có gia vị muối tôm khoái
khẩu hay chén muối ớt đỏ rực. Thậm chí, một số người c̣n
ăn muối không mà không nhận thức được trong bữa ăn ḿnh
đă ăn rất nhiều muối so với quy định. Sở thích ăn mặn
của người Việt c̣n được thể hiện rơ nét qua những món ăn
vặt “giàu muối” không thể bỏ qua như cá loại khô, bánh
snack, bánh mặn... Đặc biệt, do tiết kiệm thời gian,
thực phẩm chế biến sẵn đang là ưu tiên hàng đầu của
nhiều người trong mỗi bữa ăn. Ít ai biết được rằng, loại
thực phẩm này là một “mỏ muối” v́ muối được dùng trong
các thực phẩm này rất nhiều để bảo quản thực phẩm được
lâu.
Từ
những thói quen trên, thật không có ǵ ngạc nhiên khi
công bố của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy,
người Việt Nam
hiện đang dùng muối nhiều gấp 3 lần so với lượng muối
cho phép. Người Việt hiện đang sử dụng
18-22g/người/ngày trong khi đó, theo khuyến cáo của Cơ
quan Quản lư thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA),
mỗi ngày chúng ta chỉ
nên sử dụng 3 - 6g muối. Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) cũng chỉ cho biết để giữ sức khỏe tốt, một người
b́nh thường không nên ăn quá 6g muối/ngày (tương đương 1
muỗng cà phê muối).
Ăn mặn là cội nguồn của nhiều căn bệnh gây tỉ lệ tử vong
cao như tim mạch,
khi ăn mặn, cơ thể chúng ta sẽ “nạp vào” một lượng natri
lớn. Khi đó hàm lượng natri trong máu sẽ gia tăng và
thận phải làm việc “quá công suất” mới lọc máu được. Khi
lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy tối
đa khả năng làm việc sẽ gia tăng áp lực thẩm thấu trong
ḷng mạch. Hậu quả là nước sẽ di chuyển bên trong ḷng
mạch theo áp lực thẩm thấu gây tăng thể tích máu. Đây
chính là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp và gánh nặng
cho hoạt động tim mạch.
Theo WHO, ăn
mặn là tác nhân gây ra 62% các ca tai biến mạch máu năo
và 49% các ca nhồi máu cơ tim.
Nếu
t́nh trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy tim. Nhiều nghiên
cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều muối hơn mức cho phép th́ tỷ
lệ mắc bệnh huyết áp càng cao. Điều này đồng nghĩa với
sự gia tăng nguy cơ những cơn đau tim và đột quỵ. Không
những vậy, nhiều nghiên cứu khoa học đă chứng minh,
ăn mặn c̣n là tác nhân gây ra
nhiều căn bệnh khác như: suy thận, loăng xương, ung thư
dạ dày…
Giảm ăn mặn bằng cách nào?
Đối
với người Việt, ăn mặn là sở thích có từ lâu đời. Có thể
nói đây là “thói quen cố hữu” khó bỏ, bởi nó làm hài
ḷng khẩu vị trong mỗi bữa ăn. V́ vậy, để bảo vệ sức
khỏe, đồng thời vẫn duy tŕ được cảm giác ngon miệng,
cần tập ăn nhạt và thực hiện dần dần, không thể giảm đột
ngột (trừ các trường hợp bị các bệnh lư mà bác sĩ chỉ
định phải ăn nhạt).
Chúng
ta nên bắt đầu giảm muối trong bữa ăn từng bước một, bằng
cách pha loăng nước chấm hoặc chọn nước chấm có công thức
giảm muối, nêm thức
ăn nhạt hơn thói quen ăn uống b́nh thường,
nên chọn thực phẩm
tươi sống để nấu thức ăn thay v́ dùng thực phẩm chế biến sẵn
để hạn chế dùng muối. Không trữ các món mặn khô, mắm
ở trong nhà. Các bà nội trợ, người “cầm cân nẩy mực” trong
chuyện ăn uống của cả nhà
nên linh động t́m hiểu
các công thức nấu ăn lành mạnh ít muối để bảo vệ sức khỏe
gia đ́nh.
Cần tập cho trẻ
nhỏ thói quen ăn nhạt ngay từ nhỏ để hạn chế các hiểm họa
bệnh tật do ăn mặn gây ra.
|
|