Dược tính trà xanh tổng hợp

(Green tea)

Trà xanh và ung thư dạ dày

Tại nhiều nước, ung thư dạ dày là một trong mười nguyên nhân tử vong hàng đầu trong những bệnh liên quan đến ung thư. Từ sau năm 1930, tại các nước phương Tây xuất độ ung thư dạ dày đă giảm dần. Tuy lư do thật sự của hiện tượng này chưa được rơ, nhưng các yếu tố góp phần được nhận định là do giảm tiêu thụ thực phẩm được bảo quản bằng muối và tăng tiêu thụ rau quả tươi nhờ phương tiện bảo quản bằng tủ lạnh trở nên phổ biến. Tại Nhật, xuất độ ung thư dạ dày giảm chậm hơn, và đây vẫn là bệnh ung thư thường gặp nhất ở cả nam lẫn nữ. Việc tầm soát ung thư dạ dày hàng năm trở thành thường quy đối với người trên 40 tuổi. Kỹ thuật thông dụng để tầm soát là chụp X-quang tương phản kép với baryt; ngoài ra các pḥng khám tiêu hóa thường được trang bị phương tiện nội soi để tầm soát và chẩn đoán nhanh các triệu chứng ở đường tiêu hóa trên.

Nhờ vậy, khối u dạ dày được phát hiện sớm hơn, tuy chỉ có một nửa số trường ung thư dạ dày có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Hệ quả là số tử vong do ung thư dạ dày ở Nhật năm 1997 đă giảm xấp xỉ một nửa so với con số ước tính từ năm 1994 (49.739 so với 97.991 tử vong dự kiến).

Có một số điểm khác biệt về ung thư dạ dày ở các nước phương Tây so với Nhật. Khác biệt rơ nhất là vị trí khối u ở phần đầu dạ dày (tâm vị) hay gặp ở phương Tây hơn, trong khi ở Nhật thường thấy khối u ở phần cuối dạ dày (hang vị). Các yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày thể kinh điển -khối u ở hang vị- như t́nh trạng kinh tế-xă hội thấp, ăn mặn, nhiễm Helicobacter pylori, viêm dạ dày thể teo mạn tính xem ra không liên quan với khối u tâm vị. Ngoài ra, ung thư biểu mô tuyến ở tâm vị khác với khối u ở hang vị về mặt di truyền, và đối với ung thư tâm vị, các yếu tố nguy cơ được đề xuất là béo ph́ và viêm thực quản do trào ngược. Tuy những nghiên cứu di truyền học không phát hiện được những khác biệt giữa các trường hợp ung thư dạ dày ở Nhật và ở phương Tây, nhưng một nghiên cứu gần đây tại Hoa Kỳ cho thấy cả hai loại ung thư dạ dày nói trên có tiên lượng tốt hơn ở những người gốc châu Á, so với người không phải gốc Á. Điều đó gợi ư có những yếu tố liên quan với kư chủ đă ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh. Với nếp sống tây phương hóa nhanh tại Nhật trong 50 năm qua, nhưng ung thư dạ dày tại Nhật chẳng có dấu hiệu ǵ là "tây phương hóa' cả.

Có nhiều yếu tố ẩm thực khác nhau được cho là có vai tṛ căn nguyên hoặc bảo vệ chống ung thư dạ dày. Có bằng chứng rơ ràng là ăn những thực phẩm mặn như dưa muối, cá muối sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, trong khi dùng rau quả tươi lại có tác dụng bảo vệ. Ngoài ra, các nghiên cứu dịch tễ học và thực nghiệm c̣n cho thấy trà xanh có thể có tác dụng bảo vệ chống ung thư dạ dày.

Trà xanh được tiêu thụ rộng răi ở châu Á và rất đại chúng ở Nhật. Khác với trà đen, trà xanh được chế biến bằng lá tươi nấu cho bốc hơi ở nhiệt độ cao, làm bất hoạt các enzym oxy-hóa nhưng vẫn giữ nguyên các polyphenol. Nghiên cứu trên động vật cho thấy polyphenol trong trà xanh, trong đó thành phần chính là epigallocatechin-3-gallat, có các tác dụng chống sinh đột biến, chống sinh ung thư và kháng viêm. Những nghiên cứu dịch tễ học gợi ư rằng trà xanh có tiềm năng giảm nguy cơ viêm teo dạ dày mạn tính, ung thư dạ dày, ung thư da, bệnh động mạch vành và một số nhiễm khuẩn. Dân Nhật rất phấn khởi trước những kết quả này và xem trà xanh như một thức uống có lợi cho sức khỏe.

 

Tuy vậy, một nhóm tác giả Nhật, đúng đầu là Tsubono, mới đây vừa cho công bố kết quả của một nghiên cứu thuần tập tiền cứu, dựa vào dân số, tại Nhật cho thấy không có sự kết hợp giữa việc uống trà xanh và nguy cơ ung thư dạ dày (Tsubono et al, N. Eng. J. Med. 1/3/2001). Khác với những nghiên cứu bệnh-chứng trước đây, nghiên cứu thuần tập này không thấy tác dụng bảo vệ của trà xanh. Thật ra, có một sự gia tăng không có ư nghĩa thống kê về nguy cơ ung thư dạ dày ở những người uống >5 tách trà xanh mỗi ngày so với những người uống <1 tách trà/ngày. Kết quả của nghiên cứu này là bằng chứng dịch tễ học hùng hồn nhất cho đến nay về sự liên quan giữa trà xanh và nguy cơ ung thư dạ dày.

 

Nghiên cứu thuần tập này được thực hiện tại quận Miyagi, một vùng nông thôn phía bắc nước Nhật có xuất độ ung thư dạ dày tương đối cao. Trong nghiên cứu, việc uống trà xanh được chia thành bốn mức độ. Mức độ cao nhất là 5 tách/ngày (một tách trà được qui định là 100 ml) chiếm 42% số đối tượng nghiên cứu. Trong nhóm này c̣n chia ra hai nhóm nhỏ: từ 5-9 tách/ngày và 10 tách/ngày, v́ trong các nghiên cứu bệnh-chứng trước đây, người ta thấy giảm nguy cơ dạ dày ở những người uống 10 tách trà/ngày. Trong nghiên cứu của Tsubono, việc uống trà xanh đi kèm với các yếu tố khác có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Chẳng hạn, ở nhóm nam uống <1 tách/ngày th́ tỉ lệ ăn dưa muối và rau quả tươi, theo thứ tự, là 60,1% và 47,1%, trong khi ở nhóm nam uống 5 tách/ngày, các tỉ lệ tương ứng là 73,2% và 58,1%. Tỉ lệ ăn dưa muối (yếu tố nguy cơ) và ăn rau quả tươi (yếu tố bảo vệ) càng cao th́ tỉ lệ tiêu thụ trà xanh càng cao. Hút thuốc lá cũng là một yếu tố đi kèm với việc uống trà xanh. Trong nhóm nam giới uống 1 tách/ngày, có 72,1% đang hoặc đă từng nghiện thuốc lá, trong khi ở nhóm uống 5 tách/ngày có 81,2% đă từng hoặc đang nghiện thuốc lá. Trong số những người đang nghiện thuốc lá, tỉ lệ nghiện nặng (hút 20 điếu/ngày) là 29,4% ở nhóm ít uống trà nhất và 40,9% ở nhóm uống nhiều trà xanh nhất. Các yếu tố gây nhiễu đó làm phức tạp thêm việc giải thích vai tṛ của trà xanh, ngay cả khi đă xử lư bằng phân tích đa biến.

 

Như vậy, kết quả của các nghiên cứu bệnh-chứng đă không thể khẳng định bằng nghiên cứu thuần tập tiền cứu hoặc nghiên cứu can thiệp. Những sự kết hợp biểu kiến giữa thói quen ẩm thực với nguy cơ ung thư (ví dụ như ăn mỡ và ung thư vú, ăn rau và ung thư đại tràng) hiện nay đang được đánh dấu hỏi qua kết quả của các nghiên cứu tiền cứu. Nghiên cứu của Tsubono cung cấp thêm một ví dụ. V́ thế, tại Nhật hiện đang tiến hành những thử nghiệm can thiệp và nghiên cứu đoàn hệ lớn về mối quan hệ giữa việc uống trà xanh và ung thư dạ dày. Trong khi chờ đợi, những ai thích uống trà xanh vẫn cứ việc uống, nhưng đừng quá hy vọng rằng thú vui này sẽ làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.?

Theo New England Journal of Medicine, 1/3/2001

Trà pḥng được bệnh loăng xương ở phụ nữ

Chắc ít có ai uống trà nhiều hơn bác sĩ (BS) John Weisburger - hơn 10 tách mỗi ngày. V́ với ông, trà không chỉ là một thức giải khát thơm ngon, tạo nhiều sảng khoái mà c̣n v́ ông đă khám phá thêm được nhiều dược tính quư giá của loài thực vật có vẻ tầm thường này. Theo BS Weisburger, trà có thể là thứ đơn giản duy nhất mà bạn có thể tự thêm vào khẩu phần của ḿnh để pḥng chống những loại bệnh nguy hiểm, một nhận định có thể làm cho trường phái ủng hộ khẩu phần nhiều rau quả, trái cây nghi ngờ.

 

Nhưng trong một hội nghị khoa học quốc tế về đề tài trà với sức khỏe do BS Weisburger chủ tŕ, phát biểu của ông quả là hết sức thuyết phục. Nhiều chứng cứ trong các công tŕnh nghiên cứu đă chứng minh trà, một thức uống có xuất xứ từ Trung Quốc đă hơn 4.000 năm và hiện rất phổ biến ở phương Tây, có tác dụng pḥng ngừa bệnh ung thư và tim mạch. Có thể nói sau nước lă, trà là một thức uống phổ biến nhất của toàn nhân loại.

Những phát hiện mới nhất về trà có thể sẽ khiến cho đông đảo tín đồ của cà phê sẽ phải đổi gu. Các nhà khoa học vừa khám phá là trà, dù có pha thêm sữa hay không, có tác dụng làm xương thêm cứng cáp ở phụ nữ giai đoạn sau măn kinh.

Theo công tŕnh nghiên cứu mới nhất của tạp chí American Journal of Clinical Nutrition số tháng tư 2000, các bà từ 65 đến 75 tuổi uống ít nhất một tách trà mỗi ngày th́ xương sống và xương đùi, hay vùng có nguy cơ găy cao nhất v́ hệnh loăng xương, có chỉ số mật độ xương cao hơn các cụ bà không uống trà.

So sánh 1.134 người uống trà với 122 người không uống trà, các nhà khoa học thuộc Trường Y khoa Cambridge kết luận uống trà có chứa cafein giúp pḥng bệnh loăng xương. cho dù hấp thu một lượng nhiều cafein là có nguy cơ làm giảm mật độ xương. Khi t́m kiếm nguyên nhân tại sao trà lại có tác dụng trên xương, các nhà khoa học đă tin rằng các chất chống oxy hóa giữ vai tṛ chủ đạo. Chất chống oxy hóa trong trà có tên polyphenol có hiệu lực gấp 100 lần vitamin C, gấp 25 lần vitamin E, theo kết quả nghiên cứu của BS Weisburger. Những chất chống oxy hóa này trung ḥa các gốc tự do - tức thứ phó phẩm có hại trong quá tŕnh trao đổi chất trong cơ thể. (Chú ư: Các loại "trà" dược thảo đắt tiền, được quảng bá rầm rộ th́ lại không hề có polyphenol). Hoạt tính tiêu biểu nhất của polyphenol khi bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do chính là ngừa ung thư và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Có thể polyphenol có 3 tác dụng:
- Trước tiên, nó ngăn ngừa các gốc tự do phá hoại các DNA, mô thức khởi phát ung thư.
- Thứ hai, nó ngăn ngừa hiện tượng phát triển không kiểm soát được của tế bào, nghĩa là làm chậm phát triển ung thư.
- Thứ ba, một số polyphenol có khả năng giết các tế bào ung thư mà không đụng đến tế bào lành.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nghiên cứu ung thư Nhật Bản, cho biết khi kết hợp các thuốc trị ung thư với polyphenol, th́ hiệu lực của thuốc tăng gấp 20 lần so với thuốc không kết hợp. Một nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ trên 55 tuổi uống ít nhất một tách trà mỗi ngày giảm 54% chứng xơ vữa động mạch, vốn sẽ đưa đến cơn đau tim hay đột quy. Càng uống nhiều trà th́ nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng giảm. Cách lư giải chính là chất chống oxy hóa trong trà đă ngăn chặn sự tích tụ các cholesterol "có hại" (LDL), tạo các mảng bám làm nghẽn mạch máu.

Thế c̣n chờ ǵ mà bạn không mau đi đun nước để tận hưởng hương vị thơm ngon của tách trà đen hay trà xanh bốc khói, một cách thức rẻ tiền nhất đề pḥng chống ung thư và bệnh tim mạch?

Trà làm tăng cơ hội sống của người bị đau tim



Trà cũng có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhồi máu cơ tim.

Nghiên cứu mới cho thấy, những người hay uống trà dễ sống sót sau cơn đau tim hơn những người không nghiền nó. Uống 19 tách trà mỗi tuần giảm được 44% nguy cơ tử vong. Tác dụng này là do chất chống ôxy hóa trong trà đem lại.

Các đệ tử của trà (dù là trà đen hay trà xanh, trà nóng hay trà đá) đều ít bị chết trong ṿng 3-4 năm sau khi bị cơn đau tim so với những người thích dùng các đồ uống khác. Kết luận này được các nhà khoa học Mỹ đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên 1.900 bệnh nhân ở độ tuổi 60 bị một cơn đau tim. Họ được theo dơi trong ṿng 4 năm, bắt đầu khoảng 4 ngày sau tai biến nói trên và được chia làm 3 nhóm:

- Nhóm 1: Không uống trà.

- Nhóm 2: Uống trà vừa phải (dưới 14 cốc/tuần trong ṿng 1 năm trước khi bị cơn đau tim).

- Nhóm 3: Uống nhiều (hơn 14 cốc/tuần).

Thống kê cho thấy, bệnh nhân thuộc nhóm 2 thường dùng 2 tách trà/tuần, c̣n những người thuộc nhóm 3 thường dùng 19 tách/tuần. Sau gần 4 năm, 313 người tham gia nghiên cứu đă chết (chủ yếu là v́ bệnh tim mạch). Các tác giả nhận thấy, bệnh nhân càng uống nhiều trà th́ nguy cơ tử vong trong 4 năm sau khi bị đau tim càng thấp: Nguy cơ tử vong giảm 28% ở nhóm uống trà vừa phải và 44% ở nhóm uống nhiều trà.

Theo các tác giả, có thể việc sử dụng nhiều flavonoid (thành phần chính của trà) đă làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành và nguy cơ tử vong ở những người bị bệnh tim mạch.

Flavonoid là chất chống ôxy hóa tự nhiên có trong các đồ ăn có nguồn gốc thực vật như táo, hành và súp lơ xanh...

Trà xanh làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng

Trà xanh rất được ưa chuộng tại châu Á.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hằng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng so với những người không dùng đồ uống nói trên.

Kết luận này được các nhà khoa học Đại học Curtin ở Perth (Australia) và các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 900 phụ nữ.

Theo chuyên gia y tế, các loại trà khác cũng tỏ ra hiệu quả nhưng trà xanh có tác dụng mạnh nhất. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ số mới nhất.

Trà có thể giúp xương thêm chắc

Trà ô long là đồ uống được ưa chuộng tại châu Á.

Nghiên cứu mới của Đài Loan cho thấy, những người uống trà lâu ngày thường có bộ xương khỏe hơn. Điều này đúng với những người uống trung b́nh 2 chén trà/ngày trong ṿng ít nhất 6 năm, bất kể đó là trà xanh, đen hay trà ô long.

Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Cheng Kung (Đài Loan) đă tiến hành nghiên cứu trên hơn 1.000 nam và nữ tuổi 30 và lớn hơn. Một nửa trong số này có thói quen uống trà thường xuyên trong ṿng ít nhất 1 năm. Phần lớn đều dùng trà xanh hay trà ô long không pha thêm sữa.

Kết quả cho thấy, mật độ xương hông tăng 6,2% ở những người dùng trà đều đặn trong hơn 10 năm và tăng 2,3% ở những người dùng trà trong hơn 5 năm so với những người không dùng đồ uống này. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa những người uống trà 1-5 năm so với những người không uống trà. Theo các nhà nghiên cứu, tác dụng củng cố xương của trà có được là nhờ 2 thành phần fluor và flavonoid. Cả 3 loại trà (đen, xanh, ô long) đều được chế biến từ một loại cây, nhưng trải qua các công đoạn xử lư khác nhau.

Găy xương do loăng xương và giảm nồng độ xương đang trở thành vấn đề toàn cầu do số lượng người già ngày càng tăng. Một số tính toán cho rằng gần 1/2 dân số Mỹ tuổi từ 50 trở lên bị chứng bệnh này.

Khẳng Định Thêm Tác Dụng Chống Ung Thư của Trà Xanh

2003-08-07 - ROCHESTER (Reuters) - Trích thuật tin của BBC, thông tấn xă Reuters cho hay trong thế giới thảo mộc có tác dụng ngăn ngừa ung thư, trà xanh đặc biệt có uy tín do chứa nhiều chất chống oxy hóạ Mới đây, các nhà khoa học Anh c̣n khám phá thêm 2 chất khác trong loại thảo dược này có thể ức chế hoạt động của một phân tử đóng vai tṛ kích thích sự phát triển ung thự

Phân tử đó được gọi là cảm thụ thể aryl hydrocarbon (AH) đóng vai tṛ kích hoạt gene. Khi bị khói thuốc lá và các chất chứa dioxin gây rối loạn chức năng, cảm thụ thể AH sẽ buộc các gene hoạt động theo hướng có hại cho con người.

Hai chất hóa học đặc biệt mới được t́m thấy trong trà xanh có khả năng vô hiệu hóa các cảm thụ thể AH khi nó bắt đầu có những biểu hiện tiêu cực, giáo sư Thomas Gasiewicz thuộc Đại học Tổng hợp Rochester nhận định. Những chất này giống như flavonoid - hợp chất ngừa ung thư có trong một số thực phẩm như súp lơ xanh, bắp cải, quả nho, rượu vang đỏ... Trong các thử nghiệm trên chuột, 2 chất này đă ức chế hiệu quả các cảm thụ thể AH của tế bào ung thư.

Giáo sư Gasiewicz nhận định: "Tế bào người cũng có thể nhận được tác dụng tương tự", song cần tiến hành nghiên cứu thêm, do đến nay y học vẫn chưa xác định được cơ chế hoạt động của phân tử trà xanh trong cơ thể ngườị Hơn nữa, có rất nhiều giống trà xanh trong thực tế và mỗi loại lại mang đặc tính riêng.


Trà xanh có thể làm giảm nguy cơ viêm khớp

9:59', 20/2/ 2003 (GMT+7)

Uống trà xanh hàng ngày có lợi cho sức khoẻ

Uống trà xanh thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng viêm khớp. Đó là những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học. Trà xanh vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc 5.000 năm trước và vẫn được coi là một loại đồ uống có lợi cho sức khoẻ. Chúng có thể ngăn chặn các căn bệnh về động mạch, đột quỵ và thậm chí là một số căn bệnh ung thư khác nhau.

Các nhà khoa học thuộc ĐH Sheffield đă phát hiện thêm 2 hợp chất có trong trà xanh có thể ngăn chặn căn bệnh viêm khớp xương măn tính. Đó là EGCG (epigallocatchin gallate) và ECG (epicatechin gallate). Chúng giúp phong toả các enzyme phá huỷ sụn trong khớp. Tiến sỹ David Buttle, thuộc ĐH Sheffield, nói rằng các thử nghiệm ban đầu đă cho thấy những lợi ích rơ ràng của trà xanh.

Trà xanh có thể được dùng như những phương pháp pḥng ngừa bệnh tật. Tiến sỹ Buttle nói: ''Nếu bạn đă bị mắc chứng viêm khớp, th́ trà xanh cũng chẳng giải quyêt được vấn đề ǵ ngay lúc đó. Tuy nhiên, nếu như bạn đă uống trà xanh trong khoảng thời gian hàng chục năm, th́ cuối cùng bạn mới thấy hết được giá trị của nó''.

Thành phần EGCG cho thấy rơ ràng hơn những tác dụng chống lại căn bệnh viêm khớp. Tiến sĩ Buttle khẳng định: ''Chúng tôi đă thấy được tác dụng bảo vệ sụn của EGCG. Bên cạnh đó, EGCG cũng có thể làm giảm sự sưng tấy và đau đớn của vùng khớp bị viêm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cần thêm những nghiên cứu sâu hơn và có thêm các thử nghiệm trên con người''.

(Mạnh Trường - Theo BBC)

Trà xanh có thể ngăn chặn ung thư
13:15', 6/8/ 2003 (GMT+7)

Uống trà có lợi cho sức khoẻ

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hoá, có thể có tác dụng bảo vệ người uống chống lại ung thư. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu do các chuyên gia thuộc ĐH Rochester, Anh, tiến hành, khả năng chống ung thư của trà xanh thậm chí c̣n mạnh và đa dạng hơn so với người ta vẫn nghĩ.

Nhóm nghiên cứu phát hiện 2 hoá chất trong trà xanh phong toả hoạt động của một phân tử then chốt mang tên thụ thể aryl hydrocarbon (AH). Thụ thể này có vai tṛ quan trong trong tiến tŕnh phát triển của ung thư.

Hai hoá chất trên giống hợp chất flavonoid, tồn tại trong súp lơ xanh, cải bắp, nho, vang đỏ. Tất cả các loại rau củ này đều có tác dụng chống ung thư. Trong pḥng thí nghiệm, chúng phong toả thụ thể AH ở tế bào ung thư của chuột. Thử nghiệm sơ bộ trên tế bào của người cũng cho kết quả tương tự.

Giáo sư Thomas Gasiewicz cho biết: ''Trà xanh có thể hoạt động khác hơn chúng ta vẫn nghĩ. Các hợp chất trong đó kích hoạt thông qua nhiều con đường khác nhau''. Nghiên cứu c̣n cho thấy trà xanh có thể giảm nguy cơ thấp khớp cũng như mức cholesterol.

(Minh Sơn - Theo BBC)

Trà xanh làm giảm tác hại của thuốc lá

Trà có lợi cho xương và hệ tim mạch.

Một nghiên cứu của Đại học
Arizona (Mỹ) cho thấy, thói quen uống trà xanh thường xuyên có thể giúp giảm các nguy cơ bệnh tật mà việc hút thuốc lá mang lại.

Các nhà khoa học đă tiến hành thử nghiệm trên 140 người hút thuốc lá. Những người này được chia làm 3 nhóm: uống nước, uống trà đen và uống trà xanh với liều lượng 5 ly mỗi ngày. Kết quả xét nghiệm nước tiểu sau 4 tháng cho thấy, mức 8-OHdG - một chất tàn phá tế bào, dẫn đến ung thư hoặc các bệnh hiểm nghèo khác - ở nhóm uống trà xanh thấp hơn 25% so với nhóm kia.

Một nghiên cứu của Trung tâm Beltsville (Mỹ) cũng cho thấy, việc uống trà xanh giúp giảm 10% lượng mỡ trong máu.

Thanh Niên (theo BBC)

Hạt Cát sưu tầm