Home



 

Dương QuẢng Hàm - tiẾng ViỆt (LVD)


CHỮ NÔM VÀ CÔNG VIỆC KHẢO CỨU CỔ VĂN VIỆT NAM

(Extrait du Bulletin général de l’Instruction publique, No 7,
Mars 1942 – pp. 227-286: Le Chữ Nôm ou écriture démotique,
son importance dans l’étude de l’ancienne litérature annamite.)

DƯƠNG QUẢNG HÀM
Giáo-sư trường Trung-học Bảo-hộ Hà-nội
LÊ VĂN ĐẶNG chuyển dịch và phụ chú

Trước khi người Tàu qua chiếm cứ nước Nam, chẳng biết dân Việt có hay không có một văn tự riêng để biểu thị tiếng nói bằng chữ viết. Đây là một vấn đề nan giải bởi không c̣n dấu vết hay tài liệu ǵ cả. Dù sao, khi nước Nam giành lại nền độc lập sau một thời gian dài ngót 1050 năm (111 tcn –939 scn), chữ Hán đă du nhập lan tràn trong nước, trở thành văn tự chính thức, dùng trong trường học và các cuộc thi cử, trong sắc chỉ của vua, trong văn kiện hành chánh và luật lệ của triều đ́nh. Khi các tác giả người Việt nghĩ đến việc soạn thảo tác phẩm bằng văn nôm quốc âm th́ họ nhận thấy thiếu một văn tự riêng để diễn đạt tiếng quốc ngữ. Các vị này cần phải dùng chữ Hán để sáng tạo một hệ thống chữ viết hầu chuyển tả quốc âm: đó là chữ Nôm hay văn tự b́nh dân.

Ngày sáng tạo Chữ Nôm

“Chữ Nôm được sáng tạo từ bao giờ và do ai làm?” là một câu hỏi hiện chưa có câu trả lời dứt khoát v́ thiếu tài liệu xác thực. Không ai dựa trên sự kiện Hàn Thuyên 韓 詮 là người đầu tiên làm thơ văn bằng ngôn ngữ Việt theo Đường 唐 luật để kết luận rằng chính Hàn Thuyên đă sáng chế Chữ Nôm vào cuối thế kỷ thứ XIII. Đó là một nghị luận thiếu căn cứ vững chắc, bởi các Niên giám Việt Nam chỉ ghi rằng Hàn Thuyên làm những bài thơ đầu tiên bằng Quốc âm, và chưa hề ghi rằng Hàn Thuyên đă sáng tạo chữ Nôm hoặc chữ Nôm chỉ phát hiện trong khoảng sinh thời của ông 2. Hiển nhiên Hàn Thuyên phải dùng chữ Nôm để soạn thảo các tác phẩm của ông; tuy vậy không có ǵ phủ nhận rằng chữ Nôm đă có trước ông.

Mặt khác, một sự kiện có trong Niên giám (Xem Cương mục, Đoạn mở đầu, quyển 4, tờ 25b-26a) cho chúng ta tin tưởng rằng chữ Nôm có thể đă có trước thế kỷ thứ XIII. Vào cuối thế kỷ thứ VIII (791), nước Nam c̣n bị nhà Đường đô hộ, một nhà lănh đạo Việt Nam tên là Phùng Hưng 馮 興, sau khi đánh bại tên thái thú Tàu dạo đó, chiếm quyền Bảo hộ và cai quản xứ sở một thời gian ngắn. Dân chúng tôn vinh ông là “Bố cái đại vương 布 蓋 大 王” có nghĩa là “ông Vua, cha mẹ [của dân]”. Trong danh hiệu này có hai chữ Việt: bố (cha) và cái (mẹ). Vào thời đó, danh hiệu của vị nguyên thủ trong nước có hai chữ thuần túy Việt Nam không thể viết trực tiếp bằng chữ Tàu, ta phải có một hệ thống chữ viết riêng biệt để diễn tả hai danh từ này, và hệ thống chữ viết đó phải là chữ Nôm. Hiện nay, tài liệu ghi chép cổ nhứt về chữ Nôm là bản khắc nơi núi Hộ
Thành 護 城 山 (tỉnh Ninh B́nh) vào năm thứ 3 Thiệu Phong triều Trần Dụ Tôn (1343) trên đó có hai mươi tên làng bằng chữ Nôm (xem Bulletin de l’E.F.E.O., XII, 1, trang 7, số 1).

Qui tắc kết hợp chữ Nôm

Chưa có ai khảo cứu tận t́nh về vấn đề này, cứ chủ trương rằng chữ Nôm không dựa vào quy tắc nhất định và mạnh ai nấy viết theo cách của ḿnh. Tuy nhiên sự t́nh không phải vậy. Khi quan sát tỷ mỷ các bản Nôm, ta nhận thấy cách viết chữ Nôm rất có quy củ, các ḍng sau đây sẽ chứng minh điều đó.

Hệ thống chữ Nôm gồm có ba loại chữ:
1) Chữ Hán dùng nguyên dạng;
2) Chữ kết hợp hai chữ Hán;
3) Chữ kết hợp một chữ Hán và một chữ Nôm.

I. Chữ Hán dùng nguyên dạng

Các chữ này dùng để viết:

1) Chữ Nôm gốc Hán có cùng âm đọc và cùng ư nghĩa với chữ tương ứng.
Thí dụ: 頭 đầu ; 袄 áo.

2) Chữ Nôm gốc Hán c̣n giữ ư nghĩa, nhưng cách đọc có chút thay đổi.
Thí dụ: chữ 外 có âm Hán Việt “ngoại” và âm Nôm “ngoài”;
chữ 法 có âm Hán Việt “pháp” và âm Nôm “phép”;
chữ 旗 có âm Hán Việt “kỳ” và âm Nôm “cờ”;
chữ 橋 có âm Hán Việt “kiều” và âm Nôm “cầu”.

3) Chữ Nôm có thể là gốc Hán có cùng ư nghĩa với chữ tương ứng, nhưng cách đọc thay đổi rất nhiều.
Thí dụ: chữ 捲 quyển = cuốn, Nôm đọc cuốn;
chữ 本 bổn = vốn, Nôm đọc vốn.

4) Chữ Nôm có cùng ư nghĩa với chữ gốc, nhưng cách đọc khác hẳn.
Thí dụ: chữ 役 dịch = việc nặng nhọc, Nôm đọc việc = nỗi khó nhọc;
chữ 味 vị = mùi, Nôm đọc mùi.

[Phụ chú: Các trường hợp 3 & 4 khá thông dụng, gọi là đọc nghĩa, các âm Nôm
là nghĩa của chữ Hán tương ứng].


5) Chữ Nôm đọc như chữ Hán nhưng ư nghĩa lại khác hẳn.
Thí dụ: chữ 戈 qua = cái giáo, Nôm đọc qua = đă xong;
chữ 沒 một = mất, Nôm đọc một = số 1;
chữ 朱 chu = sắc đỏ, Nôm đọc cho = đưa, trao;
chữ 箕 ky = đồ đan bằng tre để xúc đất, Nôm đọc kia = khác với này;
[Phụ chú: Nôm c̣n đọc ky như trường hợp 1, cái ky dùng tải đất, cát gạch vụn v.v. ].

II. Chữ Nôm được kết hợp bằng hai chữ Hán.

A) Quy tắc: Theo nguyên tắc này, mỗi chữ Nôm gồm có hai thành tố: một thành tố chỉ ư nghĩa và một thành tố chỉ âm đọc, âm đọc phải thật đúng hay gần đúng chữ dùng để chỉ âm.

Thí dụ:
1) 𠀧 ba (số 3) = (phần chỉ âm 巴 (ba)) + (phần chỉ nghĩa 三 (tam = ba));
2) 𢬣 tay = (phần chỉ nghĩa 手 (thủ = tay)) + (phần chỉ âm 西 (tây));
3) 𤾓 trăm(số 100) = (phần chỉ nghĩa 百(bách = trăm)) + (phần chỉ âm 林 (lâm));
4)  ra = (phần chỉ âm  (la)) + (phần chỉ nghĩa 出 (xuất = ra)).

Vị trí chữ chỉ nghĩa

Các thí dụ trên cho thấy rằng vị trí của phần chỉ nghĩa thay đổi tùy trường hợp.

Theo nguyên tắc, phần chỉ nghĩa ở bên trái (thí dụ 2), v́ lư do thẩm mỹ, phần này có thể đổi chỗ. Do đó, trong thí dụ 1, phần chỉ nghĩa ở bên phải chữ chỉ âm 巴, chữ này có móc dài bên dưới bọc trọn chữ 三 làm tăng vẻ đẹp của chữ 𠀧.

Trong thí dụ thứ 3 (𤾓), phần chỉ nghĩa xếp ở trên v́ chữ 百 có dáng hẹp hơn chữ chỉ âm 林: hai chữ xếp “trên dưới” trông đẹp mắt hơn “trái phải”.

Trong thí dụ thứ 4 ( ), phần chỉ âm  (viết gọn chữ 羅) có 2 nét bên dưới có thể làm góc tù bọc trên chữ 出.

Tóm lại vị trí của phần chỉ nghĩa tùy thuộc vào vẻ thẩm mỹ của chữ, đôi khi trong cùng một chữ, phần này có thể thay đổi vị trí theo cách viết các nét: chữ trên đây có thể viết , trong đó nét cuối của chữ kéo dài bên dưới bọc trọn chữ .

Phần chỉ nghĩa là một bộ thủ

Các thí dụ kể trên cho thấy phần chỉ nghĩa có thể là một chữ Hán thông thường (các trường hợp 1, 3 và 4) hoặc một bộ thủ như trong thí dụ 2.

Các bộ thủ thường dùng là:
• 人 hoặc 亻(nhân / nhơn ) = người, dùng trong các chữ liên hệ đến người.
Thí dụ: văi 𠉜 = nữ tu Phật;
bơ 佈 = người tớ già [Hán đọc bố = khắp ; Nôm đọc bố = cha (không mượn nghĩa)].
• 冫 (băng )= nước lạnh đong thành đá, dùng trong các chữ chỉ sự lạnh lẽo, tươi mát.
Thí dụ: ngắt 𠖯 = rất lạnh;
mát 𠖾 = hơi lành lạnh.
• 口 (khẩu) = miệng, dùng trong các chữ có liên hệ đến miệng.
Thí dụ: 呐 nói = phát tiếng từ miệng [Hán đọc niệt, nột = nói ấp úng, la hét] ;
㗂 tiếng = âm thanh phát ra;
唁 ngon = ngon miệng [Hán đọc ngạn = viếng/hỏi thăm].
• 土 thổ = đất, dùng trong các chữ chỉ vật dụng bằng đất.
Thí dụ: 𡑓chum = hủ, lọ bằng đất nung;
𡎛 bùn;
𡑝 sân.
• 女 nữ = gái, dùng trong các chữ thuộc phái nữ.
Thí dụ: 姉 chị;
媽 mợ = vợ của cậu [Hán đọc ma, mụ = mẹ];
嬸 thím = vợ của chú [Nôm đọc nghĩa chữ thẩm = thím].
• 心 hoặc 忄tâm = ḷng, dùng trong các chữ tỏ cảm giác trong ḷng người.
Thí dụ:  mong = chờ, hy vọng [Hán đọc mông, mộng, Từ Hải 1180, u+E34F];
慳 ghen = đố kỵ [Hán đọc khan = keo kiệt, u+6173].
• 扌hoặc 手 thủ = tay, dùng trong các chữ chỉ động tác dùng tay.
Thí dụ: 扲 cầm = giữ bằng tay [chữ Hán mới u+6272];
𢯦 lay = làm rung động.
• 日 nhật / nhựt = mặt trời, ngày, dùng để chỉ khoảng thời gian.
Thí dụ: 𣅶 lúc = buổi, hồi, thời;
 trưa = buổi giữa ban ngày.
• 木 mộc = cây, dùng để chỉ tên cây cối và vật dụng bằng cây.
Thí dụ: 槾 mận [chữ Hán mới u+69FE];
𣖖 chày.
• 氵 thủy = nước, dùng để chỉ sự vật liên quan đến nước.
Thí dụ: 㳥 sóng;
沚chảy [Hán đọc chỉ = cù lao, băi nhỏ giữa sông, u+6C9A].
• 火 hoả = lửa, dùng để chỉ sự vật, tác dụng liên quan đến lửa.
Thí dụ: 𤌋khói;
𤈜cháy.
• 疒 tật [thường đọc nạch] = bịnh, dùng để chỉ sự vật liên quan đến bịnh tật.
Thí dụ: 𤴪 ghẻ;
𤷒 tê [Hán đọc ty = tê liệt, u+24DD2];
𤴬 đau.
• 目 mục = mắt, dùng để chỉ sự vật liên quan đến mắt.
Thí dụ: 䀡 xem;
𥄭 ngủ;
𥊚 mờ.
• 石 thạch = đá, dùng để chỉ sự vật liên quan đến đá.
Thí dụ: 𥗐 sỏi = đá nhỏ và nhẵn;
𥔦 vôi = đá nung.
• 𥫗 trúc = tre, trúc, dùng để chỉ các dụng cụ bằng tre.
Thí dụ: 篭 lồng = đồ đan bằng tre để nhốt chim, gà [Hán đọc lung = lồng; u+7C60] ;
𥵛 nong = nia lớn để phơi đậu, thóc v.v.
• 糸 mịch = dây tơ, dùng để chỉ dụng cụ bằng vải, chỉ, sợi.
Thí dụ: 𦀿 vải;
𦀊 dây;
𥿁 vướng.
•月 hoặc 肉 nhục = thịt, dùng để chỉ bộ phận trong thân thể.
Thí dụ: 𦛌 ruột;
𦟐 má = phần mặt ở hai bên miệng.
艹 hoặc 艸 thảo = cỏ, dùng để chỉ cây cỏ.
Thí dụ: 蒙 muống = rau mọc dưới nước [Hán đọc mong = che; tối tăm; trẻ con, u+8499];
䓊 ngâu = cây có chùm hoa nhỏ thơm.
• 虫 trùng = sâu, trùng, ḅ sát, nhuyễn thể v.v., dùng trong các chữ chỉ sinh vật thuộc
loại này.
Thí dụ: 螓 trăn = loài rắn lớn không có nọc độc [Hán đọc tần, trăn = ve sầu];
𧋆 ruồi;
﨡 sên.
• 衣 y = áo, dùng trong các chữ chỉ quần áo vải sồ.
Thí dụ: 𧞣 yếm = áo trong của đàn bà;
𧜖 chăn = mền.
• 足 túc = chân, dùng trong các chữ chỉ động tác của chân.
Thí dụ: 𨅸 đứng ;
𨀈 bước;
蹺 theo [Hán đọc nghiêu = nhón chân lên, u+8E7A].
• 金 kim = vàng, dùng trong các chữ chỉ vật dụng bằng kim loại.
Thí dụ: 鐄 vàng [Hán đọc hoành = cái chuông lớn, u+9404].;
鎌 gươm [Hán đọc liêm = cái liềm, u+938C, như chữ 鐮 u+942E];
鎷 mạ = tráng bên ngoài bằng kim loại [Hán đọc mă = hoá chất Masurium (Ma)
hay Technetium (Tc), số nguyên tử 43, u+93B7].
• 雨 vũ = mưa, dùng trong các chữ chỉ thời tiết.
Thí dụ: 雹 băo [Hán đọc bạc = mưa đá, u+96F9];
𩅀 chớp.
• 魚 ngư = cá, dùng trong các chữ chỉ loài cá tôm.
Thí dụ: 鱸 rô [Hán đọc lư = giống cá rất ngon];
鱔 lươn [Hán đọc thiện = con lươn; Nôm đọc nghĩa].
• 鳥 điểu = chim, dùng trong các chữ chỉ loài chim.
Thí dụ: 𪂲 = c̣ ;
𩾷 = quạ .

Vị trí thông thường của bộ thủ.

Bộ thủ giữ vị trí thông thường:
có khi ở bên trái (như 呐, nói),
có khi ở bên phải (như 𩾷, quạ),
có khi ở trên (như 𥵛, nong),
có khi ở dưới (như 𢚸, ḷng).

B) Ngoại lệ.

Quy tắc nêu ra trước đây có một ngoại lệ: trong một số chữ Nôm, các thành tố thay v́ một chỉ ư nghĩa và một chỉ âm đọc, cả hai đều chỉ ư nghĩa. Trong chữ 𡗶 trời, cả hai thành tố “ 天 thiên = trời” và “ 上 thượng = trên” đều chỉ ư nghĩa của chữ .
[Phụ chú: Tác giả bỏ sót ba trường hợp khi lập quy tắc kết hợp chữ Nôm:

1. Cả hai thành tố đều chỉ nghĩa (thí dụ chữ 𡗶 trời trên đây xem như ngoại lệ);

2. Cả hai thành tố đều chỉ âm (thí dụ chữ  ba);

3. Đọc nghĩa chữ Hán để mượn làm chữ Nôm (các thí dụ trong phần I : 卷 quyển, 本 bổn, 役 dịch, 味 vị, 戈 qua, 鱔 thiện).

III. Kết hợp một bộ thủ chỉ ư và một chữ Nôm chỉ âm.

Chữ 𠳒, “lời ” được kết hợp bởi bộ thủ 口 “khẩu ” chỉ ư và chữ Nôm 𡗶“trời ” gợi âm gần đúng “lời”. Các chữ thuộc loại này không nhiều.
Rút gọn phần chỉ ư nghĩa.

Các thí dụ trên đây cho thấy chữ Nôm gồm một thành tố chỉ ư nghĩa và một thành tố chỉ âm đọc, ngoại trừ các thí dụ ở phần I. 4) và II. B [các chữ dịch, vị và trời].

Khi đọc các bản Nôm ta nhận thấy một số tác giả [hoặc người sao chép, khắc ván] đôi khi
có khuynh hướng bỏ thành tố chỉ nghĩa và chỉ giữ lại thành tố chỉ âm. Do đó nhiều chữ chỉ có phần chỉ âm phải được sửa lại cho đủ hai thành tố nghĩa và âm.

Thí như chữ “ 󰄸 mành = màn để che” viết đúng là “ cân 巾(ư) + manh 萌 (âm)”
nhưng phần chỉ ư bị bỏ sót chỉ c̣n có phần chỉ âm 萌 [Phụ chú: Tác giả ghi chữ 糸 (mịch)]

Tương tự, chữ “ 𣵰 lặn = hụp dưới nước” được viết bỏ phần chỉ ư “ 氵 thủy” chỉ giữ phần chỉ âm “吝 lận” đọc là “lặn ” và dùng chữ này để chỉ luôn nghĩa.

Rất có thể “người sao chép, khắc ván”, muốn tranh thủ thời gian cho kịp kỳ in ấn, đă rút
gọn các thành tố mà họ cho là ít cần thiết.
Dạng thu gọn của một số chữ Nôm.

Cùng một lư nêu trên, các chữ Nôm có dạng thu gọn không thường thấy trong lối viết
chữ thảo (草 字) của Tàu. Dạng thu gọn gồm hai loại: nguyên chữ Hán được vay mượn làm chữ Nôm hoặc chỉ mượn một thành tố để chỉ âm hay chỉ nghĩa.

Thí dụ thuộc loại 1:

Chữ “ 爲 vi” mượn nghĩa cho chữ Nôm “làm” được dùng dưới dạng thu gọn “  ”;
chữ “ 撞 chàng” mượn âm cho chữ Nôm “chàng = thiếu niên” được viết gọn “ 払 ”.

Thí dụ thuộc loại 2:

Chữ “時 th́, thời ” làm thành tố chỉ âm có dạng thu gọn “ 㝵 ” trong các chữ Nôm:
“ 𣈗 ngày ”, “ 𠊛 người ”, “ 𧍋 ngài = thể bướm của tằm”.

[Phụ chú: Chữ “ 㝵 ” là chữ “ ngại”, không phải chữ “ 時 th́, thời ” viết gọn; chữ “ 礙 ngại” được viết gọn hai bực: 礙 → 碍 → 㝵 ].
Chữ “ 能 năng = có thể được” được viết dưới dạng Nôm thu gọn “  hay = giỏi”,
phần chỉ âm phải là “ 𢪲 nâng = đưa lên”.

[Phụ chú: Thí dụ trên không rơ nghĩa, có thể người sao chép sai sót; xin mạn phép ghi
lại như sau: Chữ “hay” hợp bởi thành tố chỉ ư “ 能 năng” hoặc “ 𢪲 nâng” và thành tố chỉ
âm “ 台 thai”; thành tố chỉ ư được viết gọn  : hay = 台 thai (âm) +  năng (ư) →  ].


Chữ Nôm có giá trị như một hệ thống chữ viết.

Như chúng ta đă thấy, chữ Nôm dựa trên những nguyên tắc khá thuần lư và lập nên
một hệ thống chữ viết có khả năng biểu thị các chữ của tiếng Việt một cách khá vững
chắc. Chỉ cần định các quy tắc này một lần, xác định cách viết những chữ dễ bị lẫn lộn
(các chữ đồng âm chẳng hạn), biên tập và phổ biến bảng mục lục / từ vựng ghi tất cả các
chữ được thừa nhận. Các tác giả và người sao chép sẽ quy chiếu vào đó. Như thế chữ
viết có tính cố định và chính xác rất cần thiết cho một hệ thống chữ viết. Bởi chữ Nôm
không phải là một ngôn ngữ chính thức, nên Chính phủ không lưu ư đến vấn đề nêu trên,
và không ai nghĩ đến công việc tu bổ cần yếu cho chữ Nôm. Điều đó giải thích được tại
sao trong các bài viết bằng chữ Nôm có một số sơ sót và dở dang.
Các khuyết điểm của chữ Nôm.

Các khuyết điểm của chữ Nôm t́m thấy trong các bản in gồm có:

1o) Một tiếng được biểu thị bằng hai chữ Nôm khác nhau [chữ đồng nghĩa].
Thí dụ [thành tố chỉ nghĩa khác nhau]:
Chữ ruổi (chạy nhanh) được biểu thị bằng
𨇒 = túc 足 (ư) + lỗi 磊 (âm) hoặc
𩧍 = mă 馬 (ư) + lỗi 磊 (âm).
Thí dụ [thành tố chỉ âm khác nhau]:
Chữ đốt (làm cháy bằng lửa) được biểu thị bằng
焠 = hoả 火 (ư) + tốt 卒 (âm) hoặc
炪 = hoả 火 (ư) + xuất 出 (âm).

2o) Một chữ Nôm đọc nhiều cách khác nhau.

a) Đồng âm: một nghĩa Hán Việt và một nghĩa thuần túy Việt Nam.
Thí dụ: chữ 買 có khi dùng như chữ Hán Việt với nghĩa “mua” (trong các từ:
măi biện, măi lộ), có khi dùng như chữ Quốc ngữ “măi” (trong các từ: làm
măi, chơi măi).

b) Đồng nghĩa: một chữ với cách đọc theo Hán Việt và Quốc ngữ khác nhau.
Thí dụ: chữ 本 có khi biểu thị chữ “bản = vốn” (trong các từ: bản xă, bản thân), có khi biểu thị chữ “vốn” (trong các từ: vốn lăi, vốn là).

c) Cùng một chữ nhưng đọc và thích nghĩa theo Hán Việt và Quốc ngữ khác nhau.
Thí dụ: Chữ “ 羣 quần = bầy” có khi đọc “quần” (trong các từ: quần thần, quần chúng), có khi đọc “c̣n” (trong các từ: hăy c̣n, c̣n lại); hai âm “c̣n” và “quần” gần giống nhau.

d) Chữ có nhiều âm gần giống nhau.
Thí dụ: Chữ “ 買 măi” dùng để chuyển tả “măi = không dứt”, “mới = khác với cũ”, và “mấy = nhiều, bao nhiêu?”

e) Một chữ có nhiều cách đọc (có cùng nguyên âm nhưng khác phụ âm đầu) với nghĩa khác nhau. Thí dụ: Chữ “ 油du = dầu” có hai âm Nôm: “dầu = chất lỏng cháy được” và
“rầu = buồn”.

f) Chữ có cùng âm thanh nhưng khác âm điệu.
Thí dụ: Chữ “ 萌 manh = mọc mộng” đọc âm Hán Việt “manh = mọc mộng” và các âm Nôm “mành = mỏng, sạch”, “mảnh = miếng”, “mánh = mưu mẹo”.
Tương tự, chữ “ 吝 lận = hà tiện” đọc âm Hán Việt “lận = hà tiện” và các âm Nôm
“lần = chuyến, bận”, “lấn = xâm nhập”, “lẩn = tránh”.
Trong chữ Hán và chữ Nôm / Quốc ngữ, mỗi thanh có nhiều âm điệu ứng với chữ
nghĩa khác nhau. Tiếng Tàu có năm thanh:
1o) Thượng B́nh thanh 上平聲 丁
2o) Hạ B́nh thanh 下平聲 廷
3o) Thượng thanh 上聲 挺 𪔂
4o) Khứ thanh 去聲 訂 定
5o) Nhập thanh 入聲. 嫡 敵
Tiếng Việt có tám thanh; mỗi thanh Thượng, Khứ, Nhập của Tàu được chia ra hai thanh Phù và Trầm [thanh B́nh chia làm hai thanh, Tàu ghi Thượng Hạ, bực Thượng lẫn lộn với thanh Thượng, Việt ghi Phù Trầm rơ hơn Thượng Hạ của Tàu].
Vậy tám thanh trong tiếng Việt là:
[Thí dụ] [Pinyin] [Nôm]
1o) Phù B́nh thanh 浮平聲 丁 dīng đinh
2o) Trầm B́nh thanh 沈平聲 廷 tíng đ́nh
3o) Phù Thượng thanh 浮上聲 挺 tǐng đĩnh
4o) Trầm Thượng thanh 沈上聲 鼎 dǐng đỉnh
5o) Phù Khứ thanh 浮去聲 訂 d́ng đính
6o) Trầm Khứ thanh 沈去聲 定 d́ng định
7o) Phù Nhập thanh 浮入聲 嫡 dí đích (dấu ΄ , c, ch, p, t cuối)
8o) Trầm Nhập thanh 沈入聲 敵 dí địch (dấu . , c, ch, p, t cuối)
Bởi âm giai trong tiếng Việt phong phú hơn tiếng Tàu, nhiều khi không t́m được một chữ Tàu hợp đúng âm điệu để chuyển tả một tiếng Việt. Do đó chữ vay mượn chỉ thoả được âm thanh mà không cho đúng âm điệu. Điều này giải thích tại sao một chữ Hán dùng cho nhiều chữ Nôm cùng âm thanh nhưng khác âm điệu. Người xử dụng chữ Nôm nhận thức khiếm khuyết này nên thêm vào chữ vay mượn một kư hiệu để báo cho người đọc biết là chữ vay mượn có kèm theo kư hiệu phải được đọc với một âm điệu khác. Như vậy chữ “mốc” [trong “mốc meo”] với Phù Nhập thanh được chuyển tả bằng chữ Hán “mộc 木”, với Trầm Nhập thanh, thêm dấu nháy, trở thành “ 󰐣 ” [chữ mộc có dấu nháy phải đổi cách đọc từ âm điệu Trầm qua âm điệu Phù (Hán Việt không có âm “mốc”)].

Vai tṛ của chữ Nôm trong công tác truyền đạt các tác phẩm văn học Việt Nam.

Chúng ta biết rằng Quốc ngữ mới được truyền bá sau này, các tác phẩm thuần túy Việt Nam đều được sáng tác và phổ cập bằng chữ Nôm. Ngày nay, một số học giả, dù biết Quốc ngữ, cũng c̣n thích dùng chữ Nôm để sáng tác bằng ngôn ngữ Việt Nam. Mặc dù các thi phẩm xưa có nhiều bản Quốc ngữ, các bản Nôm vẫn c̣n bán được trong quảng đại quần chúng. Mặt khác, khá nhiều tài liệu hữu ích trong công cuộc khảo học về sử kư và phong tục nước nhà đều được viết bằng chữ Nôm.

Tầm quan trọng của chữ Nôm trong việc khảo học cổ văn Việt Nam

Rất nhiều tác phẩm văn học, nhứt là các tác phẩm c̣n trong cảo bản, chưa được phiên âm và phổ biến bằng Quốc ngữ. Hoặc trong số này phải có tác phẩm hữu ích đáng được biết đến và khảo học. Văn học sử Việt Nam chỉ được gọi là chân thực khi tất cả tài liệu này được t́m ra manh mối và phiên dịch. Phần khác, trong số các tác phẩm được phiên âm Quốc ngữ, phần lớn , ngoại trừ một số do các học giả chính trực và tận tâm, có dẫy đầy lỗi phiên dịch và lỗi chính tả, chưa kể lỗi do thợ in sắp sai tràn ngập bản văn. Điều này giải thích sự hiện diện của nhiều dị bản, đa số do phiên âm sai mà có. Muốn sửa chữa các lỗi lầm này và loại bỏ các dị bản sai lạc, cần phải quy chiếu vào các văn bản in hoặc cảo bản bằng chữ Nôm. Chỉ có việc sưu tập các văn bản này, xem xét tinh tế các dị bản khác nhau, khảo cứu, phê phán mỗi trường hợp đáng ngờ, mới tái lập được văn bản của tác giả. Ta không nói văn bản đích thực của tác giả -- v́ điều này không thể thực hiện được trong t́nh thế hiện tại của các tài liệu chữ Nôm, các cảo bản gốc bị thất lạc và
rất ít nguyên bản được thực hiện vào lúc sinh thời của tác giả và được tác giả tự tay sửa chữa -- mà chỉ nói một văn bản chính xác, gần với văn bản gốc nhứt.

Muốn làm công cuộc phê khảo các văn bản chữ Nôm, cần có một bảng từ vựng hay mục lục các chữ Nôm. Bảng từ vựng gồm hai phần: trong phần đầu, các chữ đă dùng được sưu tập, xếp thứ tự theo các bản in và theo bộ thủ, trong mỗi bộ thủ, chữ được xếp theo số nét theo lối của các tự điển Tàu. Các chữ được đánh số. Mỗi chữ có kèm theo chữ Quốc ngữ tương đương, các chữ trong các dị bản sẽ được chỉ dẫn.

Trong phần thứ hai, tất cả từ ngữ được phiên ra Quốc ngữ xếp theo thứ tự abc kèm theo số quy chiếu chữ tương ứng.

Có được bảng từ vựng này, ta có thể t́m ra manh mối một cách dễ dàng và chắc chắn các văn bản viết bằng chữ Nôm. Mỗi khi gặp một chữ mà ta chưa biết cách đọc, ta sẽ tra phần một của bản từ vựng để t́m cách đọc này. Tương tự, khi so sánh một bản Quốc ngữ với một bản chữ Nôm, nếu gặp một chữ đáng ngờ, ta sẽ dùng phần hai của bảng từ vựng để t́m chữ chính xác tương ứng với chữ chuyển tả.

Do đó công việc chuyển tả các văn bản chữ Nôm có thể được thực hiện với mọi sự đảm bảo mong muốn. Ta tránh khỏi các lỗi lầm có thể làm sai lạc ư nghĩa của một câu thơ hay một câu văn. Chỉ trong điều kiện này, việc khảo cứu văn học cổ mới được dựa trên nền tảng vững chắc và được kết quả chắc chắn.

DƯƠNG QUẢNG HÀM
Giáo-sư trường Trung-học Bảo-hộ Hà-nội

(Nguồn - Viện Việt Học)

 

 

 


| Trang Chính |

© 2007 hatcat79.com. All Rights Reserved.