Bài và ảnh: QUỲNH LỆ
Mùa Phật Đản đă qua, nhưng ở Huế - vùng
đất được cho là cái nôi của đạo Phật vẫn c̣n bàng bạc hương trầm.
Một Phật tử ở Huế bảo rằng: Với người Huế, lễ Phật đản năm nào cũng
được tổ chức rất lớn, năm nay lại đặc biệt hơn v́ là Đại lễ Phật đản
Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Việt Nam. Chúng tôi rất tự hào v́ Phật
giáo Thừa Thiên - Huế luôn đồng hành cùng mạch sống của dân tộc”.
Ông Ngô Ḥa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, nói: “Trên hết,
đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc 2008 ở Huế là biểu tượng sinh động
cho tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Huế và Việt Nam, tự do bày tỏ, thể
hiện tâm nguyện của mỗi người dân, đó cũng là ước mong của giới tăng
ni, phật tử về một thế giới ḥa b́nh, Tổ quốc phồn vinh trường tồn
và chúng sinh an lạc”. Lễ Phật Đản đă được miêu tả: "Đó là ngày mà
mọi con đường ở Huế đều dẫn ta đến một ngôi chùa dù cho ở nơi thâm
sơn cùng cốc. Nắng tháng năm đốt lửa trên những nẻo đường đất, bụi
tung mờ bóng người áo lam lũ lượt đến chùa lễ Phật..."
Đạo phật ở Huế có một lịch sử lâu dài và
ảnh hưởng lớn lao trong đời sống dân chúng. Huế có khoảng 500 ngôi
chùa, chúng tôi chỉ có vài ngày ở Huế nên chỉ kịp đến thăm ngôi chùa
có tên Huyền Không. Trưa nắng, không gian im ắng. Bước vào
cổng tam quan là thấy ḷng dịu xuống bởi mùi hương thoang thoảng của
cây lộc vừng (người Huế gọi là cây mưng). Đây là lần đầu tiên chúng
tôi nh́n thấy những cánh hoa thật lạ này. Hai hàng cây xanh cùng bụi
hoa ngũ sắc dập dờn cánh bướm dẫn chúng tôi đến chánh điện chùa
Huyền Không. Dẫu không phải là Phật Tử sùng đạo nhưng đă đến viếng
Chùa th́ phải thắp nhang lễ Phật cầu nguyện b́nh an khỏe mạnh, nạn
khỏi tai qua, may mắn thành đạt… Đó là điều mà nhiều người vẫn thực
hiện.
Chùa trưa im vắng. Chúng tôi vào chánh
điện lễ Phật và đi ngắm cảnh. Ở đây có nhiều
hoa phong lan lắm.
Mấy chú tiểu thấy khách đến đă nhanh
chóng dọn sẵn một mâm cơm chay bên ngôi nhà mát. Hôm nay là ngày 30
âm lịch mai là mồng một. Nhiều người vẫn thường ăn chay vào ngày 30,
mồng một và ngày rằm. Những món chay được dọn ra trông thật đẹp mắt
bởi sắc màu của nhiều loại rau cũ, món gỏi, món xào món canh, món
mặn, món nào cũng thật vừa miệng nên... loáng một cái là sạch sẽ. Ai
cũng khen: cơm chùa ngon quá! (Vă lại, ăn cơm chùa mà bỏ mứa là có
tội!).
Người bạn nhà báo miền Trung lại nhiệt
t́nh hướng dẫn chúng tôi đi tiếp lên chùa Huyền Không Sơn Thượng.
Đó là một vạt đồi nhiều cây xanh, một
ḍng nước biếc, nhiều vườn cảnh xanh mát, những băi cỏ, bồn hoa được
điểm xuyết bởi những tảng đá có đề thơ. Những câu thơ đă làm cảnh
vật có hồn hơn. Tất cả đều tịch lặng trong buổi trưa im ắng. Chỉ có
tiếng ve ngân nga…
Nắng gắt, nhưng không ai có vẻ khó chịu
hay mệt mơi. Cảnh trí thi vị đă làm cho tâm tư thanh thản, thoải
mái. Những buồn phiền bon chen thế sự và áp lực cuộc sống như đă lùi
lại phía sau lưng.
Trong hai gian nhà mà ba phía đều trống
trải, chỉ có những vần thơ viết theo kiểu thư pháp treo trên vách,
đề trên cột, in lồng vào những bức ảnh nghệ thuật...
Những câu thơ thiền nhiều ẩn ngữ làm cho
ḷng người lắng lại, trầm xuống ḥa vào một cơi tĩnh mịch vô ưu của
tạo hóa và qui luật cuộc đời.
“Đời người chốc thoáng tà huy
Tử sinh mù mịt, cuộc đi cuộc về
Nỗi lao trần, nỗi ly quê
Chợt nghe chuông vọng bốn bề thiền
tâm”.
“Đă quên bóng nhỏ đường chim
Đă quên mộng ước, khuất ch́m ngữ ngôn
Ngu ngơ chút chữ chút hồn
Am xưa chân diện hoàng hôn lấm màu”
Những câu thơ nói về chữ Hiếu làm người
đọc chợt nhói ḷng, chạnh nhớ đến bậc sinh thành đă khuất núi.
“Rêu phong lợp mái từ đường
Thâm nghiêm thân phụ, trầm hương kính
thờ
Non cao tạo một bài thơ
Lệ trời sương giọt đẫm bờ nhân sinh”
(Hiếu lệ trời)
“Cha cho xương vóc làm ngừơi
Mẹ cho huyết sữa nụ cười trẻ thơ
Hai thân ngăn núi cách bờ
Non ṃn biển cạn phụng thờ nghĩa ân”
(Hiếu)
"Đói ḷng
Ăn nửa trái sim
Uống vốc nước suối
Đi t́m, Mẹ ơi!
Vô tăm
Cánh hạc lưng trời
Nhân gian sương khói
Bóng người mù phương" (Hiếu)
Tất cả đều được viết bằng một nét chữ và
được kư
cùng một tên: Minh Đức Triều Tâm Ảnh.
Chúng tôi lần theo tiếng kinh kệ phát ra
từ chiếc “cốc” phía xa. Một cô bạn trong đoàn vốn là một nhà thơ và
cũng là một Phật Tử đă chắp tay nói với vị sư ngồi trong cốc:
- Thưa thầy, con muốn được gặp thầy Minh Đức.
- Thí chủ muốn gặp có chuyện ǵ?
Với đôi mắt chân thành và giọng nói xúc
động, cô bạn tôi nhỏ nhẹ: “Thưa, khi đến đây, tuy cảnh trí này c̣n
hoang sơ nhưng con thấy thật thanh tịnh nhẹ nhàng, con cảm thấy ḷng
không c̣n buồn phiền lo lắng mà thật thư thái dễ chịu… Con muốn cảm
ơn những ngừơi đă xây dựng và sắp đặt nên cảnh chùa này, cảm ơn
những người đă chăm sóc hoa cỏ đẹp đẽ nơi đây. Con muốn được gặp
thầy Minh Đức để bày tỏ ḷng cảm ơn v́ thầy đă viết những vần thơ
thiền thật hay".
Sau một vài câu thăm hỏi trân trọng và
xúc động ấy, thầy Minh Đức mời chúng tôi ngồi trên bộ ghế thấp trước
hiên để đàm đạo. Thấy chúng tôi tỏ ḷng ngưỡng mộ những câu thơ
thiền theo kiểu thư pháp, thầy đă tặng chúng tôi quyển thơ “Giun dế,
Hư vô và Hạt lửa xanh” do nhà xuất bản Văn học ấn hành vào tháng
5/2008. Đây là tập thơ 194 trang, gồm 60 bài thơ của nhà thơ Minh
Đức Triều Tâm Ảnh (Tỳ khưu Giới Đức). Trang cuối có chụp một bức
chân dung của thầy và ḍng thơ như là tóm tắt nội dung của cả quyển
thơ: “Vu vơ viết một câu thiền, giật ḿnh chiếc lá một miền trăng
rơi!”
Theo lời đề nghị của chúng tôi, thầy kể
lại câu chuyện lập chùa Huyền Không Sơn Thựợng, gắn với một phần
cuộc đời của thầy. Thầy qui y từ năm 29 tuổi (đến nay đă được 36
năm). Lúc xưa thầy tu ở chùa Huyền Không 1 (ngôi chùa mà chúng tôi
đến viếng trứơc khi đến đây). Năm 1989, khi nhà nước có chủ trương
giao đất cho người dân trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc.
Thầy đă xin khai phá trồng rừng trên một khu đất trống đồi trọc
hoang hóa rộng 50 hecta mà người dân ngại gian khó không làm. (Cái
tên “ḥn Vượn” đă nói lên tính chất cằn cỗi hoang vu của ngọn đồi
thuộc làng Đồng Chầm, xă Hương Hồ, huyện Hương Trà này). Sau 10 năm
đổ công sức và mồ hôi trồng cây gây rừng, khi khu đồi trọc đă phủ
xanh bóng cây, thầy và các đệ tử đă dựng nên các liêu cốc, bẩy từng
ḥn đá để lập vườn cảnh…
|
|
Thầy bảo: “Trong Phật giáo có 5 loại h́nh tu tập. Đó là tôn giáo tín
ngưỡng (lập chùa chiền); từ thiện xă hội; giáo dục (mở trường lớp tu
tập); văn hoá nghệ thuật đạo pháp (viết sách, thơ ca,); sinh họat
tâm linh (thiền định). Lọai h́nh 1, 2,3 th́ đă có nhiều rồi. Nên tôi
chọn 2 lọai h́nh sau”.
Hỏi về những công tŕnh c̣n đang trong
quá tŕnh gầy dựng, thầy cho biết: “Tổng diện tích các công tŕnh
nhà cửa và vườn cảnh nơi đây chỉ có 3,7 hecta và đă được chuyển
thành đất chuyên dùng. Các am cốc này được làm từ cây đă trồng mừơi
mấy năm trước… Cả khu rừng đồi này rộng khoảng 60 hecta. Tôi muốn
dành 50% diện tích làm một khu vườn nghệ thuật gồm có vườn cảnh và
thư pháp, vườn tượng và nghệ thuật sắp đặt; vườn ảnh nghệ thuật… C̣n
50% c̣n lại, nếu được Nhà nước chấp thuận, tôi sẽ làm một Thiền viện
và nhà cốc liêu cho các thiền sư đến tu tập. Trên con đường ấy, cho
đến nay tôi chỉ mới đi được 2-3 phần mười. Chưa đi hết v́ không có
khả năng... ”.
Những công tŕnh của chùa Huyền Không
Sơn Thượng này đều được h́nh thành từ sự phát kiến của thầy. Được
biết, 80 % là do tự lực cánh sinh với sự cật lực làm việc của hơn 20
chư tăng và đệ tử, từ việc dựng cột kèo, lợp mái, đến việc bẩy những
ḥn đá, vun những luống hoa… Tuy c̣n sơ sài và chưa sắc sảo nhưng
tất cả đă toát lên vẻ đẹp mà người ta gọi nôm na chân – thiện – mỹ.
Thầy bảo: “Từ xưa, kiến trúc chùa chiền của Việt Nam ḿnh bị ảnh
hưởng bởi Khổng giáo với cung cách thờ tự đăng đối, cách bày trí nhà
cửa vườn cảnh cũng đăng đối. C̣n tôi, tôi muốn phá bỏ sự đăng đối
trong xây dựng, nhưng vẫn giữ sự cân bằng, để có được quân b́nh cảm
giác, quân b́nh cái tâm. Trên tinh thần đó tôi lập vườn cảnh và dựng
nhà. Thọat nh́n th́ thấy có vẻ không cân đối nhưng vẫn tạo được cảm
giác quân b́nh, và giúp cho cái tâm thanh thản - như quí vị đă cảm
nhận.. Chúng tôi đă vận dụng đạo Phật và lấy văn hoá nghệ thuật làm
cơ sở. Quí vị lên chùa thấy tâm hồn yên ổn thanh b́nh, là do cây cỏ
hoa lá thuyết pháp.”
- Thưa thầy, mong muốn, tâm nguyện
của thầy là ǵ ạ?
- Tôi vẫn mong muốn làm sao h́nh thành 5
khu vườn văn hóa nghệ thuật đạo phục vụ nhu cầu dân sinh đến thưởng
ngoạn cho tâm hồn thanh tịnh thanh nhàn và hoàn thành khu vườn thiền
cho Phật tử đến tu tập...
- Hiện nay, nhà chùa có ǵ khó khăn
không, thưa thầy?
- Cái khó lớn nhất hiện nay là ở đây
chưa có điện.
- Để kéo điện lên đếnđây chắc là tốn
kém lắm?
- Theo sự tính tóan của công ty điện lực
3 th́ để xây dựng trạm biến áp cho chủa Huyền Không th́ cần phải có
trụ cao thế, 32 trụ trung thế, 40 trụ hạ thế và đừơng dây điện trải
dài trên 3,6 km. Tổng kinh phí lên hơn 1 tỷ đồng.
Cô bạn nhà thơ nói với tôi: “Con số ấy
tuy thật lớn nhưng nếu có sự đóng góp của nh́êu Phật tử và nhiều nhà
hảo tâm th́ cũng có thể được”
Trong xă hội hiện tại, nhu cầu và áp lực
cuộc sống gấp gáp bộn bề cứ cuốn người ta đi, không có thời gian
dừng lại để tĩnh tâm... Lọai h́nh du lịch tâm linh, viếng chùa cầu
nguyện, tập yoga, ngồi thiền là cánh để tự làm giảm stress, tự quân
b́nh tinh thần… Nếu như Huyền Không Sơn Thượng được xây dựng hoàn
thiện như thầy mong muốn th́ Phật
giáo Huế sẽ có thêm một ngôi chùa có vườn thiền cho Phật tử tu tập
và Huế sẽ có thêm một điểm đến không thể thiếu trong hành tŕnh của
du khách trong và ngoài nứơc.
"Đói ḷng ăn nửa trái sim. Uồng vốc nước suối, đi t́m, Mẹ ơi! Vô
tăm cánh hạt lưng trời. Nhân gian sương khói, bóng người mù
phương."
Từ giả thầy Minh Đức, chúng tôi c̣n
tranh thủ chụp những tấm h́nh để lưu giữ nét thanh tịnh nơi đây và
chép những câu thơ thư pháp làm hành trang tinh thần cho cuộc sống
sắp tới;
“Qua khe nhặt hạt sương rơi
Thấy trong bọt nứơc nụ cười tiền
thân”
“Thương
ai gánh chữ đường dài
Đường nghiêng nghĩa lệch, mơi vai nhân t́nh”
“Khai hoa tâm pháp bốn mùa.
Thơ treo công án hiên chùa đợi
ai?..." |