Trung bộ kinh 135
Tiểu kinh Nghiệp
phân biệt hay "Các loài hữu t́nh là chủ nhân, là thừa tự của nghiệp".
Toát
Yếu Bài Kinh
Đức Phật dạy bài
kinh này cho thanh niên Subha Todeyyaputta về nghiệp quả của chúng sinh. Các
loài hữu t́nh là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai
tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu
t́nh; nghĩa là có liệt, có ưu.
Chúng sinh trong
đời này bị mệnh yểu là do quá khứ thường đả thương, sát sanh hại mạng chúng
sanh, các loài hữu t́nh khác, được trường thọ là nhờ trong quá khứ thường từ
bỏ, tránh xa sát sanh, biết tàm quư, có ḷng từ, sống
thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu t́nh.
Chúng sinh trong
đời này có dung sắc xấu xí, nhiều bệnh tật là do tâm thường phẫn nộ, sân hận,
do quá khứ hay năo hại chúng sinh hoặc các loài hữu t́nh khác bằng bất cứ phương
tiện thô tế nào. Chúng sinh có dung sắc được xinh đẹp, ít bệnh tật là nhờ tâm
không sân hận, không phẫn nộ, do quá khứ không năo hại, không làm thương tật, có
ḷng từ bi thương xót chúng sinh hoặc các loài hữu t́nh khác.
Chúng sanh đời này
không có quyền lợi là do quá khứ thường tật đố, ghen ghét, không tôn trọng,
không cung kính đối với những người được quyền lợi. Ngược lại, chúng sinh được
quyền lợi lớn nhờ quá khứ không có tật đố, thường cung kính, tôn trọng những
người được quyền lợi
Chúng sanh
không bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn thực phẩm,
y phục, xe cộ, ṿng hoa, hương liệu, phấn sáp, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc
v.v. khi thân hoại mạng chung do
nghiệp ấy nếu tái sanh vào cơi người sẽ là người nghèo khổ, không có tài
sản. Chúng sinh có bố thí cho
Sa-môn hay cho Bà-la-môn các loại vật thực, các phương tiện trong đời
sống đầy đủ th́ do nghiệp lành đó trong tương lai gần
hoặc xa sẽ trở thành người giàu có, nhiều tài sản.
Những chúng sanh
sinh ra làm người hạ liệt do quá khứ thường ngạo mạn, không
đảnh lễ, không đứng dậy,
không mời ngồi, không nhường chỗ đi, không tôn trọng, không cung kính , không
cúng dường những người đáng được đảnh lễ, đáng được mời ngồi, đáng tôn
trọng, đáng cung kính, đáng cúng dường.
Những chúng sinh
không có ngạo nghễ quá mạn, đảnh lễ, đứng dậy, mời
ngồi, nhường chỗ, tôn trọng, cung kính những người đáng đảnh
lễ, đáng nhường chỗ, đáng tôn trọng, đáng cung kính,
đáng cúng dường v.v... khi thân hoại mạng chung nếu tái sanh cơi người
thường được sanh vào gia đ́nh cao quư.
Chúng sinh nào
không thường gần gũi hay đi đến những bậc Sa Môn, bậc hiền trí để tham vấn các
vấn đề liên quan đến thiện ác, nhân quả, nghiệp báo, hành tŕ tu tập v.v...trong
tương lai gần hoặc xa sẽ là người kém trí tuệ. Những chúng sinh thường thân cận
hay đi đến các bậc Sa môn, hiền trí để tham vấn về các vấn đề liên quan đến sinh
tử luân hồi, nhân quả thiện ác v.v...sẽ trở thành người có đầy đủ trí tuệ trong
tương lai gần hoặc xa.
Thanh niên Subha
Todeyya sau khi nghe Đức Phật thuyết xong th́ tán thán Đức Phật với những lời
pháp vi diệu và xin được quy y Tam Bảo.
Xuất xứ bài kinh:
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (Cūlakammavibhanga sutta) là kinh số 135 trong Trung
Bộ Kinh. Bài kinh này Đức Phật thuyết cho
thanh niên Subha Todeyyaputta khi người này đến hỏi do nhân duyên ǵ có sự chênh
lệch khác biệt giữa loài người với nhau.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung135.htm
|