Trung
Bộ Kinh 119
"Kinh
Thân Hành Niệm "
Toát
Yếu Bài Kinh
Bài Kinh Thân Hành Niệm này
Đức Phật dạy cho chư Tỷ kheo ở tinh xá của Trưởng Giả Cấp Cô Độc tại
Jetavana (Kỳ-đà Lâm), thuộc thành
Savatthi (Xá-vệ).
Pháp thân
hành niệm, khi được tu tập và làm cho sung măn, có được quả lớn, có được công
đức lớn. Đức Phật dạy chư tỳ kheo, các hành giả phải tu tập pháp thân
hành niệm như thế nào, được làm cho sung măn như thế nào th́ mới có thể
đem lại kết quả lớn, có công đức lớn.
Tóm tắt
-Quán niệm hơi thở, quán
bốn oai nghi và an trú chánh niệm.
Chư tỳ kheo, các hành giả nên
đi đến nơi thanh vắng an toạ kiết già, an trú chánh niệm, thở vô thở ra nhận
biết với chánh niệm, thở dài thở ngắn nhận biết với chánh niệm, cảm giác toàn
thân trong khi thở ra thở vào nhận biết với chánh niệm, trong khi thở ra thở vào
các hành của thân được an tịnh hành giả nhận biết với chánh niệm. Trong bốn oai
nghi khi đi đứng nằm ngồi, mỗi mỗi hành động, vị tỳ kheo nhận biết với chánh
niệm. Với các sinh hoạt trong đời sống hằng ngày ăn, uống ngủ nghỉ, đi tới đi
lui, đắp y mang áo đều biết rơ việc ḿnh đang làm với chánh niệm.
Nhờ chánh niệm, tâm không
phóng dật, được tinh cần, các niệm và tư duy thế tục được đoạn trừ, do vậy nội
tâm được an trú, định tĩnh, đó gọi là tu tập thân hành niệm.
Quán thân bất tịnh, quán tứ
đại, quán tử thi.
Vị Tỳ kheo, vị hành giả c̣n
phải thường xuyên quán tất cả mọi bộ phận cơ thể từ trên xuống dưới từ trong ra
ngoài nhất nhất đều là bất tịnh, đáng ghê sợ, đáng nhờn gớm, quán
vị trí các giới và sự sắp đặt các giới với
địa đại, thủy đại, hỏa đại, và phong đại, thậm chí c̣n
phải t́m đến nghĩa địa để quán các loại tử thi bị hư hoại thối rữa, mục ră bằng
nhiều cách khác nhau để chiêm nghiệm tính chất của thân ngũ uẩn, của sắc pháp là
như vậy. Nhờ quán như vậy và sanh ra ghê sợ nhàm chán nên vị hành giả
sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy
thuộc về thế tục được đoạn trừ, nội tâm được an trú,
an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Đó gọi là tu tập thân
hành niệm.
Các bậc thiền.
Vị tỷ-kheo,
vị hành giả ly dục, ly ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất,
một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm và tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm
ướt, làm cho sung măn tràn đầy thân ḿnh với hỷ lạc do ly dục sanh.
Vị Tỷ-kheo,
hành giả ấy diệt tầm và tứ, chứng và an trú Thiền thứ
hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm
không tứ, nội tĩnh nhất tâm.Tỷ-kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung măn,
tràn đầy thân ḿnh với hỷ lạc do định sanh.
Tỷ-kheo ly
hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "Xả
niệm lạc trú", chứng và an trú Thiền thứ ba. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm
cho sung măn tràn đầy thân ḿnh với lạc thọ không có hỷ ấy.
Tỷ-kheo xả
lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đă cảm thọ trước, chứng và an trú Thiền thứ tư, không
khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Tỷ-kheo ấy ngồi, thấm nhuần toàn thân ḿnh
với tâm thuần tịnh trong sáng. Trong khi vị ấy sống
không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được
đoạn trừ, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất,
định tĩnh.Đó gọi là tu tập thân hành niệm..
Ví như
biển lớn của ai được thấm nhuần bởi tâm, thời các con sông
của vị ấy đi vào trong biển, đều thuộc về biển lớn; cũng vậy, đối với vị nào tu
tập làm cho sung măn thân hành niệm, các thiện pháp của vị ấy đi vào nội tâm đều
thuộc về minh phần.
Đối với
Tỷ-kheo nào không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung măn, thời Ma vương
có cơ hội với vị ấy, Ma vương có cơ duyên với vị ấy.
Đối với vị
nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung măn, vị ấy hướng tâm đă được chứng ngộ
nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt đạt
được sự tinh xảo của pháp ấy dầu thuộc giới xứ nào (sati sati ayatane).
(Công
đức của thân hành niệm)
Thân hành
niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung măn, được làm như thành cỗ
xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên tŕ, được làm cho tích tập,
được khéo tinh cần thực hành, thời mười công đức này có thể được mong đợi. Thế
nào là mười?
(1) Lạc bất
lạc được nhiếp phục.
(2)
Khiếp đảm sợ hăi được nhiếp phục.
(3) Vị ấy kham
nhẫn được lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, mặt trời, các
loài rắn rết, các cách nói khó chịu, khó chấp nhận.
(4) Tùy theo ư
muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, vị ấy chứng được
bốn Thiền, thuần túy tâm tư, hiện tại lạc trú.
(5) Vị ấy
chứng được các loại thần thông.
(6)
Với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại
tiếng, chư Thiên và loài Người, ở xa hay ở gần.
(7) Với tâm
của vị ấy, vị ấy biết tâm của các chúng sanh.
(8) Vị ấy
nhớ đến các đời sống quá khứ.
(9) Với
thiên nhăn thuần tịnh, siêu nhân, vị ấy thấy sự sống và sự chết của chúng sanh.
(10) Với sự
diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự ḿnh chứng tri với thượng trí, vị ấy chứng đạt
và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung119.htm
|